TP. HCM:

Phòng chống dịch COVID-19 kiểu chia nhỏ giai đoạn để thực hiện kế hoạch lớn

Thứ hai, 16/08/2021 15:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. HCM vừa ký văn bản triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ đến ngày 15/9; TP đã đưa ra 3 giai đoạn hành động cụ thể.

Ca điều trị không vượt quá ca xuất viện 

Theo Chủ tịch UBND TP. HCM, kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 12 ngày 22/7 của BTV Thành ủy và Công văn số 2468 ngày 23/7 của UBND TP về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16, tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch của Thành phố đã đạt được những kết quả tích cực.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. HCM.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. HCM.

Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch vẫn còn một số mặt hạn chế do đặc thù mật độ dân cư dày đặc, chen chúc trong khi biến chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2 là biến chủng nguy hiểm, lây lan nhanh, người bị nhiễm có khả năng chuyển biến nguy kịch rất nhanh, giãn cách xã hội có lúc, có nơi còn chưa triệt để, vẫn còn một bộ phận người dân chưa ý thức, lơ là, chủ quan;

Tỉ lệ người nhiễm COVID-19 trong các khu phong tỏa vẫn còn rất cao cho thấy việc quản lý khu phong tỏa vẫn còn chưa hiệu quả; một số trường hợp ca nhiễm do chưa phát hiện kịp thời, chậm chuyển viện điều trị, dẫn đến chuyển nặng, tử vong; công tác bố trí và điều phối nhân lực chưa hợp lý.

Thực hiện Nghị quyết số 86 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP đã xây dựng Kế hoạch thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP. từ ngày 15/8-15/9.

Theo đó, để phấn đấu kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố trước ngày 15/ 9, TP đưa ra 3 giai đoạn hành động cụ thể để triển khai.

Trong đó, giai đoạn từ ngày 15/8 - 22/8 sẽ kéo giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong; không để xảy ra trường hợp người bệnh chuyển nặng mà không được tiếp nhận, điều trị; chuyển đổi “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”; mở rộng “vùng xanh” tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Giai đoạn từ ngày 23/8 - 31/8, sẽ mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn TP.; phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh đối với các quận, huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Phú Nhuận, Quận 5, Quận 7, Quận 11.

Giai đoạn từ ngày 1/9 - 15/9, duy trì và kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng; số lượng nhập viện điều trị mỗi ngày không vượt quá số xuất viện mỗi ngày; số nhập viện dưới 2.000 người mỗi ngày (tương đương dưới 200 trường hợp/triệu dân); Đảm bảo hơn 70% người dân (trên 18 tuổi) được tiêm mũi 1, 15% người dân được tiêm mũi 2.

Bảo vệ và mở rộng "vùng xanh"

Theo Chủ tịch UBND TP. HCM, để đạt được mục đích yêu cầu trên, TP tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 16/8 đến ngày 15/9 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”, hạn chế tối đa số lượng người dân ra khỏi nơi cư trú; thúc đẩy mạnh mẽ phong trào tự quản bảo vệ “vùng xanh”, phát triển “vùng xanh”.

TP. HCM tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

TP. HCM tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

Triển khai xét nghiệm một cách khoa học, thiết thực, hiệu quả; có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát hiện kịp thời bệnh nhân Covid-19 để điều trị hiệu quả; thu hẹp “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”, mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn.

Chủ động, bám chắc địa bàn dựa trên các tiêu chí về phong tỏa, về các mức nguy cơ theo thực tiễn hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, các mức nguy cơ được xác định trên phạm vi Tổ dân phố, Tổ nhân dân và dựa trên các tiêu chí.

Về thu dung và điều trị bệnh nhân, tập trung thực hiện hiệu quả 2 trụ cột chính trong công tác chăm sóc và điều trị F0, bao gồm: chăm sóc F0 tại nhà và điều trị tại các cơ sở điều trị.

Về tiêm vắc-xin, phấn đấu đến ngày 15/9 có hơn 70% người dân (trên 18 tuổi) được tiêm mũi 1, 15% người dân được tiêm mũi 2. Hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho 15% số lượng công nhân còn lại ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và chuẩn bị cho đợt tiêm mũi 2, tiến đến tiêm toàn bộ cho công nhân của các doanh nghiệp trên địa bàn; hoàn thành tiêm mũi 1 cho các đối tượng người cao tuổi, có bệnh nền.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại nguồn nhân lực y tế (thành phố và Trung ương) để đảm bảo vận hành hiệu quả nguồn nhân lực y tế; tập trung nguồn nhân lực cho lĩnh vực điều trị để giảm tỷ lệ tử vong.

Triển khai hoạt động Trung tâm Tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch COVID-19 (Trung tâm An sinh Thành phố) và thí điểm các Trung tâm An sinh tại Quận 5, Quận 7 và Quận 12.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai gói hỗ trợ thứ hai cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do dịch Covid-19; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ lao động nghèo đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu lao động nghèo, khu vực bị phong tỏa gặp khó khăn do dịch Covid-19; xây dựng kế hoạch, huy động mọi nguồn lực chuẩn bị sẵn sàng 1 triệu gói cứu tế cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ kinh phí thuê phòng trọ, tổ chức tiêm vắc xin để người dân tại các khu vực trên yên tâm ở lại nơi cư trú trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội.

Về sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, yêu cầu duy trì, ổn định sản xuất an toàn theo các phương án phù hợp, không để chuỗi cung ứng, sản xuất lương thực thực phẩm, thiết bị, vật tư y tế bị đứt gãy; nâng tỷ lệ khoảng 5% đến 10% doanh nghiệp tổ chức sản xuất trở lại trong điêu kiện an toàn phòng, chống dịch.

Không để xảy ra tình trạng

Không để xảy ra tình trạng "đứt gãy" hàng hoá.

Tập trung chuẩn bị nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của Nhân dân từ nay đến hết tháng 9/2021, đồng thời bảo đảm chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa thực phẩm cho hơn 10 triệu dân trên địa bàn Thành phố với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý.

Về công tác thông tin, tuyên truyền, xây dựng định hướng chiến lược truyền thông theo hướng chủ động, thực hiện chính sách truyền thống “an dân”, để tạo sự an tâm, đồng thuận, chia sẻ của các tầng lớp nhân dân chung sức, đồng lòng thực hiện hiệu quả các giải pháp chống chống dịch bệnh.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch, góp phần cho công tác quản lý, điều hành chỉ đạo phòng, chống dịch được kịp thời, đồng bộ và hiệu quả.  

Về an ninh, an toàn yêu cầu nắm chắc tình hình diễn biến của dịch bệnh, chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tình huống phức tạp; chủ động xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ; tập trung bảo vệ an toàn tuyệt đối và phòng chống cháy, nổ tại các bệnh viện dã chiến, điều trị, khu phong tỏa, khu cách ly...

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức