Phỏng dựng Tết Việt truyền thống ở phố cổ Hà Nội

Thứ sáu, 06/01/2023 07:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) “Tết Việt - Tết Phố 2023” là cơ hội quảng bá lịch sử, văn hóa, du lịch tới du khách và thúc đẩy sự quan tâm của giới trẻ đến những giá trị văn hóa truyền thống.

Ngày 6/1, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cho biết, từ ngày 8/1-28/2, chương trình “Tết Việt - Tết Phố 2023” với loạt hoạt động phỏng dựng phong tục truyền thống sẽ diễn ra tại nhiều địa điểm trên phố cổ Hà Nội.

Theo đó, chương trình sẽ lần lượt giới thiệu đến công chúng Thủ đô những hoạt động đáng chú ý gồm phỏng dựng các nghi lễ truyền thống: Đoàn rước dâng Lễ cửa đình, Lễ Cáo yết Thành hoàng và cúng Tổ nghề, Lễ dựng cây nêu… diễn ra từ 13h30 ngày 8/1.

phong dung tet viet truyen thong o pho co ha noi hinh 1

Du khách sẽ được hòa vào không gian sinh hoạt, đón Tết của một gia đình Hà Nội xưa. Ảnh minh họa

Cũng tại phố cổ Hà Nội, Ban Tổ chức sẽ phối hợp với các tỉnh, thành thực hiện chương trình biểu diễn nghệ thuật “Giao lưu diễn xướng âm nhạc truyền thống các vùng miền” với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật một số tỉnh, thành phố.

Tại Ngôi Nhà di sản (87 Mã Mây), khách tham quan sẽ được hòa vào không gian sinh hoạt, đón Tết của một gia đình Hà Nội xưa với các hoạt động gói bánh chưng; các hoạt động chuẩn bị lễ cúng ông Công - ông Táo, lễ Tất niên; nghệ thuật gọt, tỉa và chơi hoa Thủy tiên...

Tại Đình Kim Ngân (42 - 44 Hàng Bạc) sẽ tổ chức không gian Tết, giới thiệu con giáp của năm Quý Mão, dựng cây nêu, ông đồ viết thư pháp, giới thiệu các dòng tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ…

Vào ngày 7/1 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ) sẽ trưng bày triển lãm tranh chủ đề “Mèo” của nhóm các họa sĩ Hà Nội; giới thiệu nghệ thuật đờn ca tài tử Bạc Liêu; giới thiệu Di sản âm nhạc Bắc bộ “Chuyện nhạc đồng bằng” của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc.

Tại Không gian Bích họa phố Phùng Hưng, từ ngày 6 - 20/1, các nghệ nhân và thợ thủ công của các làng nghề Việt Nam sẽ giới thiệu các sản phẩm truyền thống như tranh dân gian, thư pháp, gốm sứ, mây tre đan, đồ chơi tò he, các mặt hàng phục vụ ngày Tết và trình diễn giao lưu một số các loại hình âm nhạc truyền thống vùng miền gồm hát xẩm, múa xòe Thái, đờn ca tài tử.

Theo Ban Tổ chức, chương trình “Tết Việt - Tết Phố 2023” sẽ mở rộng sự tham gia của cộng đồng hơn nữa, tạo cơ hội để người Việt khắp đất nước cũng như kiều bào ở xa Tổ quốc cùng hướng về cội nguồn, gắn kết với nhau, cùng chia sẻ những giá trị văn hóa đặc sắc vùng miền và chung tay tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Tham gia Chương trình văn hóa "Tết Việt - Tết Phố 2023" có các đoàn nghệ thuật từ Bạc Liêu, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hải Phòng, mang theo di sản đờn ca tài tử Nam Bộ, ca Huế, múa xòe, hát xoan, múa hát cửa đình… góp phần làm phong phú các hoạt động tôn vinh quảng bá di sản dịp đầu năm mới tại Khu phố cổ Hà Nội.

phong dung tet viet truyen thong o pho co ha noi hinh 2

Hoạt động dựng cây nêu ở đình Kim Ngân. Nguồn: BTC

phong dung tet viet truyen thong o pho co ha noi hinh 3

Tại phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức không gian Tết, giới thiệu con giáp của năm Quý Mão, giới thiệu các sản phẩm dân gian truyền thống, ông đồ viết thư pháp… Ảnh: TL

phong dung tet viet truyen thong o pho co ha noi hinh 4

Chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2023" nhằm quảng bá lịch sử, văn hóa, du lịch của Hà Nội

phong dung tet viet truyen thong o pho co ha noi hinh 5

Du khách trải nghiệm Tết Việt truyền thống. Ảnh: TL

phong dung tet viet truyen thong o pho co ha noi hinh 6

“Tết Việt - Tết Phố 2023” nhằm thúc đẩy sự quan tâm của giới trẻ đến những giá trị văn hóa truyền thống

Đại diện Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, Tết Nguyên đán là thời khắc quan trọng nhất trong năm, là khi mỗi gia đình người Việt có thời gian về quây quần bên nhau và chuẩn bị đón mừng năm mới.

“Tết Việt - Tết Phố 2023” được xem là cơ hội tốt để quảng bá lịch sử, văn hóa, du lịch của địa phương tới du khách trong nước và quốc tế. Chương trình cũng nhằm thúc đẩy sự quan tâm của giới trẻ đến những giá trị văn hóa truyền thống; nâng cao ý thức của cộng đồng về những lễ hội giàu bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Festival hoa Đà Lạt diễn ra suốt một tháng, có phố rượu vang, hội cỏ hồng Langbiang

Festival hoa Đà Lạt diễn ra suốt một tháng, có phố rượu vang, hội cỏ hồng Langbiang

(CLO) Festival hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong gần một tháng với nhiều chương trình âm nhạc, thể thao và xúc tiến các hoạt động du lịch. Trong đó có không gian hoa, phố rượu vang, hội cỏ hồng Langbiang.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình lùi thời gian tổ chức lễ hội khinh khí cầu

Ninh Bình lùi thời gian tổ chức lễ hội khinh khí cầu

(CLO) Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 sẽ điều chỉnh từ ngày 20/9-23/9 sang ngày 26 đến 29/10, với tổng kinh phí trên 4,1 tỉ đồng.

Đời sống văn hóa
Thanh Hóa điều chỉnh Lễ hội Lam Kinh 2024, tập trung khắc phục hậu quả sau bão lũ

Thanh Hóa điều chỉnh Lễ hội Lam Kinh 2024, tập trung khắc phục hậu quả sau bão lũ

(CLO) Do yêu cầu tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả sau bão lũ, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định điều chỉnh quy mô Lễ hội Lam Kinh 2024.

Đời sống văn hóa
TP HCM siết chặt quản lý quảng cáo người nổi tiếng trên mạng xã hội

TP HCM siết chặt quản lý quảng cáo người nổi tiếng trên mạng xã hội

(CLO) Chiều 19/9, ông Trần Thanh Vương, Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh, cho biết Sở ủng hộ việc bổ sung quy định về trách nhiệm của người nổi tiếng và người có tầm ảnh hưởng trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Đời sống văn hóa
Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.

Đời sống văn hóa