Phong tục đón tết hay và đặc sắc của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Thứ ba, 11/01/2022 11:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Phong tục đón tết của các dân tộc thiểu số với nét đặc trưng văn hoá riêng đã góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú trong bức tranh toàn cảnh Tết của Việt Nam.

phong tuc don tet hay va dac sac cua cac dan toc thieu so viet nam hinh 1

Tục thờ bát nước lã của người Pà Thẻn: Trên bàn thờ của người Pà Thẻn luôn xuất hiện một bát nước lã luôn đầy được đậy kín để thờ cúng trong năm. Nếu nước vơi đi thì phải đợi đến tháng 6 chủ gia đình mới mở bát và chế thêm nước cho đong đầy.

phong tuc don tet hay va dac sac cua cac dan toc thieu so viet nam hinh 2

Tục Tết Nhảy của người Dao: Với quan niệm ngày Tết, mùa xuân là dịp để bà con buôn làng vui chơi, thăm hỏi và chúc nhau một năm mới tốt lành nên ở các tộc người Dao đã xuất hiện tục Tết Nhảy để thể hiện hết những mong ước trên. Không chỉ mang đến một năm mới tràn ngập sức sống, Tết Nhảy còn giúp người Dao được dịp rèn luyện thể chất dẻo dai, cơ thể săn chắc để chuẩn bị cho những vụ mùa mới đang chờ đợi ở phía trước.

phong tuc don tet hay va dac sac cua cac dan toc thieu so viet nam hinh 3

Tục cướp giọng gà của người Pu Péo: Khi đến thời khắc giao thừa, người Pu Péo phải canh chừng khi gà trống vỗ cánh, chuẩn bị gáy, thì họ sẽ đốt một quả pháo, ném vào chuồng gà. Lũ gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy. Ngay lập tức, mọi người hò nhau hát vang trời để át tiếng gà gáy. Người dân Pu Péo quan niệm tiếng gà gáy vừa hay, vừa thiêng liêng, đánh thức cả ông mặt trời dậy. Vì thế, ai át được tiếng gà thì sang năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

phong tuc don tet hay va dac sac cua cac dan toc thieu so viet nam hinh 4

Phong tục dán giấy đỏ của người Cao Lan: Một số nơi trong nhà của người Cao Lan như cửa nhà, cổng ra vào, chuồng gia súc,... đều được dán giấy đỏ trước Tết 2 ngày. Với màu đỏ rực rỡ, phong tục này của người Cao Lan với hy vọng có được may mắn, hạnh phúc và nhiều điều tốt đẹp trong năm tới, một năm tài lộc đầy nhà, an khang thịnh vượng.

phong tuc don tet hay va dac sac cua cac dan toc thieu so viet nam hinh 5

Tục xem bói gan lợn đầu năm của người Hà Nhì: Trong dịp Tết của người Hà Nhì bên cạnh một số lễ vật được con cháu dâng cúng ông bà tổ tiên như cây trái, xôi bánh các loại thì thịt lợn thiến là một thứ không thể nào thiếu. Lợn thiến sau khi mổ và làm sạch xong thì gan sẽ được giữ lại để xem bói. Người Hà Nhì rất tin vào quẻ bói đầu năm này nên ai cũng hy vọng lá gan của con lợn mình vừa thiến phải lành lặn, căng bóng và tươi tốt vì họ cho rằng đó là quẻ bói gan lợn tốt nhất, năm đó chăn nuôi phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hòa.

phong tuc don tet hay va dac sac cua cac dan toc thieu so viet nam hinh 6

Tục gọi trâu về ăn Tết của người Mường: Trước Tết vài ngày, người Mường ở Hòa Bình chuẩn bị đủ mõ, đuốc để đợi đến giao thừa mà đốt đuốc, gõ mõ gọi vía trâu vể nhà ăn Tết cùng gia đình mình. Họ giải thích cho tục lệ này là như một lời tri ân dành cho những loài vật đã quanh năm vất vả lao động cùng mình. Thậm chí nhiều gia đình còn treo bánh trái lên những đồ vật gắn liền với loài trâu trong gia đình như lưỡi cày, đòn gánh,... để khi vía trâu về có thể ăn Tết với họ, hưởng lộc cùng gia đình bởi trâu đã có công rất lớn giúp họ làm ra của cải lương thực.

phong tuc don tet hay va dac sac cua cac dan toc thieu so viet nam hinh 7

Tục gọi hồn của dân tộc Thái: Đây là tục lệ không thể thiếu và là nét đặc trưng của người dân tộc Thái vào ngày Tết. Theo đó, vào tối 29 hoặc 30 Tết, mỗi gia đình sẽ thịt 2 con gà, một con cúng tổ tiên, một con gọi hồn cho những người trong nhà. Thầy cúng sẽ lấy áo của từng thành viên trong nhà, bó chặt một đầu với nhau rồi vắt lên vai. Tay thầy cúng cầm một cây củi đang cháy, mang ra đầu làng và gọi hồn. Sau khi gọi khoảng 2-3 lần, thầy cúng về chân cầu thang của gia đình này gọi thêm một lần nữa. Cuối cùng, thầy cúng sẽ buộc một sợi chỉ đen vào tay từng thành viên của gia đình đó để trừ tà ma.

phong tuc don tet hay va dac sac cua cac dan toc thieu so viet nam hinh 8

Tục vỗ mông của người H’mông: Vào mùng 2 Tết hàng năm, người H'mông sẽ tổ chức lễ hội cầu phúc truyền thống đặc biệt mang tên là Sài Sán. Đây là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người H'Mông. Trong đó phong tục vỗ mông tìm vợ tìm chồng có lẽ là phong tục độc đáo nhất. Theo đó, thanh niên trai gái H'mông tụ tập dưới chân núi để vui Xuân. Khi người con trai thích người con gái nào đó, sẽ vỗ mông cô gái và dắt tay tìm chỗ tâm tình thâu đêm suốt sáng. 

Khánh Ngọc

Bình Luận

Tin khác

Khai mạc Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

Khai mạc Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

(CLO) Đờn ca tài tử là nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ và Long An là một trong những chiếc nôi của nhạc tài tử Nam Bộ.

Đời sống văn hóa
Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

(CLO) Chặng đường lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập, thống nhất.

Đời sống văn hóa
Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

(CLO) Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vừa mới tổ chức khai hội Đền Đô truyền thống Xuân Giáp Thìn - 2024, kỷ niệm 1014 năm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa mới tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng tỉnh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

(CLO) Triển lãm nhiếp ảnh Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024) sẽ được tổ chức vào ngày mai (24/4). Hiện, các công việc chuẩn bị cho Triển lãm đã cơ bản hoàn tất.

Đời sống văn hóa