(CLO) Âm dương hợp lịch coi mùa thu bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9. Hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng 8 âm lịch, khi mà vầng trăng tròn nhất trong năm chiếu sáng xuống nhân gian thì ở Việt Nam, cũng như nhiều nước ở Đông, Đông Nam châu Á, người ta đều náo nức tổ chức ngày Tết Trung thu.
Quan niệm dân gian về Tết Trung thu
Tết Trung thu/ tiết Trung thu là tiết giữa mùa thu, tháng 8 lịch ta. Theo quan niệm cổ học phương Đông, ngày rằm tháng 8 là ngày mặt trời dọi tương đối thẳng vào mặt trăng nên mặt trăng nhận được nhiều ánh sáng hơn cả và trong ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), trăng là thủy, thủy quyết định nghề nông.
Vì thế, vào ngày này, người ta có thể quan sát màu sắc của trăng để tiên đoán mùa màng, thời tiết (trăng sáng thì báo hiệu vụ thu hoạch sẽ tốt, trăng vàng thì tằm sẽ nhả nhiều tơ, thiên hạ thái bình; ngược lại trăng có những vết đen mờ thì báo hiệu điềm chiến tranh…) nên dân gian có câu: “Muốn ăn lúa tháng 5 (vụ chiêm), thì trông trăng tháng 8” nghĩa là vào ngày rằm tháng 8, người ta có thể vừa trông trăng thưởng nguyệt mà vừa dự báo thời tiết, mưa nắng, mùa màng.
Đặc biệt ánh trăng huyền diệu còn gợi nguồn cảm hứng thi ca, biểu hiện mối giao cảm hài hòa giữa con người và thiên nhiên: “Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”
(Thơ Bác Hồ)
Nguồn gốc ngày Tết Trung thu ở nước ta
Về nguồn gốc Tết Trung thu, có người dẫn các thư tịch cổ và cho rằng Trung thu bắt nguồn từ Trung Hoa. Tuy nhiên lại có người cho là từ người Việt cổ, dẫn chứng hình ảnh Trung thu trên trống đồng Ngọc Lũ.
Ngày Tết Trung thu ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời và theo lịch sử ghi chép lại thì đây là dịp mà vua Lý chọn làm ngày tạ ơn thần Rồng. Bởi lẽ theo quan niệm dân gian thì chính nhờ thần Rồng mà vụ mùa của dân chúng được bội thu, mưa thuận gió hòa, cuộc sống được ấm no và hạnh phúc.
Còn theo văn bia chùa Đọi (Duy Tiên, Hà Nam) năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Trong thơ văn Lý Trần cũng như Đại Việt sử ký cùng nói đến tục uống trà, ăn bánh ngọt thưởng trăng thu của vua quan và dân chúng thời Lý Trần.
Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) khi nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung thu đã chỉ ra rằng từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Việc gặp gỡ trai gái thường diễn ra dưới ánh trăng do sự sắp xếp của “Nguyệt hạ lão nhân” mà ta gọi là ông Tơ bà Nguyệt. Và ngày Rằm tháng 8, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng.
Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau. Người Lạc/Lão (Việt - Tày Nùng ngày nay), cứ lấy ngày con Trâu (Sửu) tháng Tám làm ngày Hội”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn. Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng 8 gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung thu.
Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Tập tục Tết Trung thu của người Việt
Tập tục của người Việt vào Tết Trung thu được ghi lại trong "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính: Rằm tháng tám là Tết Trung thu. Tết này ta thường gọi là Tết trẻ con, nhưng có nhà tốn phí nhiều lắm. Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả nhuộm các màu sắc sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm, con cá, coi cũng đẹp.
Đồ trẻ con chơi trong Tết này, toàn là các thứ bồi bằng giấy như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá, bươm bướm, bọ ngựa cho chí cành hoa, giàn mướp, đèn cù, đèn xẻ rãnh, đình chùa, ông nghè đất, con thiềm thừ…Trẻ con tối hôm ấy, dắt dìu nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy vô, đám thì kéo co, đám thì bắt cái hò khoan, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ. Lại nơi nọ hát trống quân, nơi kia hát trống quýt, tổng chi gọi là Trung thu thưởng nguyệt…
Tục hát trống quân thì do từ đời Nguyễn Huệ bên ta mới bày ra. Nguyên khi ông đem quân ra Bắc, quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ấy mới bày ra một cách cho trai gái hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp cho nên gọi là trống quân.
Thực chất, Tết Trung thu sao chỉ Tết của trẻ con được, khi người lớn trông trăng Rằm để chiêm nghiệm, tiên đoán: “Tỏ trăng mười bốn được tằm/Đục trăng hôm rằm thì tốt lúa chiêm”. Và Trung thu sao chỉ là của trẻ con được, khi đó là mùa giao duyên trai gái, mùa của hát trống quân trên đôi bờ sông: “Tháng tám anh đi chơi xuân/ Đồn đây có hội trống quân anh vào”.
Và cỗ bàn bày trông Trăng cũng là của người lớn, cúng tổ tiên ông bà. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung thu. Tục phá cỗ xưa cũng là một nghi thức cầu cho mùa màng phong đăng.
Ngoài ra, còn những đám múa lân - sư - rồng, tuy là các nghi thức phồn thực của xã hội xưa, nhưng có sức thu hút, hấp dẫn người xem đến ngày hôm nay. Tết Trung thu lúc đầu chỉ dành cho người lớn, nhưng rồi lâu dần, cho đến nay đã trở thành lễ hội cho trẻ em gọi là Tết thiếu nhi, dịp mà người lớn dành sự quan tâm yêu thương cho thế hệ mai sau.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.