(CLO) Tác nghiệp ở vùng cao phải đối mặt với nhiều thử thách, mùa hè là cái nóng cháy, mùa đông là lạnh cắt da cắt thịt. Nhưng theo nhà báo Phan Tuấn Anh: “Mỗi nhà báo nên một lần trong đời đi thường trú, bởi bên cạnh sự vất vả còn có niềm vui là sự trải nghiệm và cống hiến”.
Vào lãnh địa vàng thổ phỉ
Làm phóng viên thông thường luôn vất vả vì phải xa nhà, đi nhiều địa bàn miền núi, tuy nhiên khi được giao nhiệm vụ từ Hà Nội lên thường trú tại một tỉnh miền núi nhà báo Phan Tuấn Anh (phóng viên Cơ quan Thường trú TTXVN ở Điện Biên) vẫn nhiệt tình lên đường, dù anh biết rằng khó khăn, các điều kiện tác nghiệp thiếu thốn đang ở phía trước.
Anh Phan Tuấn Anh cho rằng: “Tác nghiệp tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa rất khác biệt với lý thuyết, với bàn giấy, với những cuộc họp báo loanh quanh trong thành phố. Đến với vùng cao là dấn thân trong những vụ cháy rừng, đột kích vào khu vực hoạt động của bọn buôn lậu hay có mặt tại những vùng rốn lũ đem lại cho bạn rất nhiều trải nghiệm, giúp các bạn rút ra những kinh nghiệm quý và càng cảm thấy yêu nghề báo hơn”.
Năm 2017, nhận được thông tin về một khu vực khai thác vàng trái phép ở một xã miền núi, anh và đồng nghiệp đã di chuyển từ thành phố Điện Biên về xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông hơn 70 km. Đến xã rồi, nhưng để đến được mỏ vàng bản Háng Trợ phải đi thêm khoảng 9km nữa, mất 2h đi bộ đường núi, dốc thẳng đứng và phần lớn là những đoạn đường đất trơn trượt không thể di chuyển bằng xe máy.
Ngay khi đến khu mỏ vàng, anh mới nhận thấy quy mô của khu khai thác vàng trái phép này. Những lán trại phủ kín bạt nằm rải rác dưới bãi hoặc vắt vẻo cheo leo ở độ cao khác nhau trên lưng núi. Khu vực này nhìn từ xa như một thung lũng mênh mông với bốn bề trùng điệp những vách núi sừng sững, dựng đứng. Nơi đây có nhiều hố rộng sâu hàng chục mét là điểm trước đây các “phu vàng” đào bới; những cửa hầm hàm ếch sâu hoắm trên vách núi... Sau quá trình vật lộn với gần 1km đường đất dốc, bùn nhão nhoét, anh cũng đến được khu vực khai thác chính, nằm lọt ở giữa mỏ vàng Háng Trợ.
Những vách núi dựng đứng bị sạt lở, nứt toác tại mỏ vàng Háng Trợ. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Thấy nhiều phu vàng đang khai thác, anh làm quen, bắt chuyện và xin phép được chụp ảnh, quay phim, khai thác nhiều thông tin mới. Theo đó, từ 2008 Công ty Cổ phần công nghiệp Molybden Điện Biên được phép khai thác tại mỏ vàng này với rất nhiều vỉa. Đến năm 2016, khi Công ty này không khai thác ở đây nữa thì tình trạng người dân bất chấp nguy hiểm tìm về đây để khai thác “chui” khoáng sản, tìm kiếm vận may ngày một nhiều. Hễ có mưa thì lượng người ở các bản tìm về đây nhiều hơn vì khi đó đất đá dễ đào bới. Con suối lại thêm nước, tiện lợi cho việc rửa đá, đãi sa khoáng. Tuy nhiên, thời tiết mưa cũng rất dễ xảy ra sạt lở đất núi, tiềm ẩn những nguy cơ chết người.
Nhà báo Phan Tuấn Anh nhớ lại: “Khi quay trở ra, đi qua một lán trại, chúng tôi “chạm trán” với một số người đàn ông là nhóm người thu mua quặng vàng của người dân. Sau một thời gian dài nói chuyện, thể hiện sự thân mật như người dân sinh sống ở đây chúng tôi mới được “cho qua”. Vẫn biết là trong rừng sâu, ít người dân sinh sống dễ gặp nguy hiểm nhưng chúng tôi vẫn chọn phương án tự đi mà không báo chính quyền, tất cả để đảm bảo mọi thông tin, sự kiện diễn ra đều khách quan chân thực”.
Sau khi trở về cơ quan, anh và đồng nghiệp đã có loạt bài và phóng sự ảnh về “Khai thác vàng “chui” ở Điện Biên: Hiểm họa khôn lường” loại bài đã có tác động tích cực tới các cấp chính quyền. Các điểm thu mua quặng vàng bị đóng cửa, người dân được hướng dẫn không đến khu vực này khai thác để đảm bảo an toàn lao động. Huyện Điện Biên Đông cũng có những đề xuất với tỉnh để trồng cây, phục hồi lại cảnh quan thiên nhiên nơi này.
Đường lên các thôn, xã miền núi ở Điện Biên có nhiều dốc thẳng đứng tạo ra thử thách đối cho nhiều phóng viên. Ảnh: NVCC
Loạt phóng sự ảnh “Hiểm họa khôn lường từ khai thác vàng chui” của nhà báo Phan Tuấn Anh sau đó tham dự cuộc thi ảnh, triển lãm “Khoảnh khắc báo chí” do Báo Nhà báo và Công luận tổ chức. Các bức ảnh được ban tổ chức đánh giá có chất lượng tốt về bố cục, nội dung, sự đầu tư công phu, ban tổ chức lựa chọn vào top 50 giải “Khoảnh khắc Báo chí năm 2018”.
Phóng viên thường trú là đối mặt với nhiều thử thách
Phóng viên thường trú ở các tỉnh miền núi lâu năm sẽ không khác gì người bản địa, họ sẽ dần tiếp xúc và hiểu những phong tục, tập quán của từng dân tộc trên địa bàn. Tiếp xúc với đồng bào dân tộc, bạn sẽ cảm nhận được sự gần gũi, thật thà và mến khách. Mỗi dân tộc có tập tục sinh hoạt khác nhau, với trang phục, văn hóa ẩm thực, lễ hội khác nhau, tạo ra sự phong phú, đa dạng. Đây chính là những chất liệu vô cùng giàu có, hấp dẫn để phóng viên khai thác và tạo ra những tác phẩm báo chí riêng biệt.
Thường trú tại địa bàn vùng núi, bạn phải đi rất nhiều. Đường xa tuy vất vả khó khăn nhưng bù lại được vi vu trên những cung đường đèo núi, lúc lên lúc xuống hay chạy giữa những cánh rừng bạt ngàn cây cối, ngắm nhìn những mảnh ruộng bậc thang có lúa chín vàng cuốn hút, thấp thoáng những ngôi nhà của đồng bào dân tộc sau những ngọn núi đá cao sừng sững.
Điện Biên là tỉnh giao thông rất khó khăn. Một ví dụ nho nhỏ, từ thành phố Điện Biên xuống huyện xa nhất Mường Nhé gần 200km, đi một ngày đường. Từ trung tâm huyện Mường Nhé xuống xã xa nhất Sín Thầu khoảng 70km, đi mất vài giờ đồng hồ. Từ xã Sín Thầu vào các bản vùng cao hầu như phải đi bộ, leo trèo. Đó là những thử thách mà phóng viên thường trú gặp phải.
Nhà báo Phan Tuấn Anh - phóng viên Cơ quan Thường trú TTXVN ở Điện Biên đi tác nghiệp sạt lở tại huyện Nậm Pồ. Ảnh: NVCC
Tháng 8 năm 2017, huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, phải gánh chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ gây ra. Những trận mưa lớn kéo dài làm xuất hiện hàng trăm điểm sạt lở khiến các tuyến đường huyết mạch, độc đạo trên địa bàn huyện bị chia cắt. Nhà báo Phan Tuấn Anh nhớ lại: “Nhận được thông tin về sạt lở sáng hôm đó, 3 anh em “phi” vào luôn, vội vàng đi đưa tin nên cũng chỉ có thiết bị tác nghiệp, không chuẩn bị quần áo gì, đi xe máy mất 150km, hết cả buổi sáng mới vào tới điểm sạt lở, chúng tôi tranh thủ phỏng vấn người dân về tình hình thiệt hại, việc đi lại, sinh hoạt ra sao”.
Phóng viên miền núi, để có được những bài viết hay, hình ảnh sinh động, phóng viên phải xuống cơ sở, vào các bản vùng sâu, vùng xa của đồng bào dân tộc, tìm hiểu tập quán sinh hoạt, phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân. Đường vào các thôn bản quanh co, hiểm trở với một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Có những con đường chỉ là lối đi chăn thả trâu bò, khúc khuỷu.
Phóng viên miền núi khi đi tác nghiệp khu vực biên giới thường sẽ phải ở lại, không thể về trong ngày. Đường xa, hành lý mang theo cũng đến hai, ba chục kg với máy ảnh, máy quay, máy tính xách tay… để phục vụ tốt cho vai trò phóng viên đa năng, đa phương tiện.
Có đi làm ở những vùng sâu vùng xa mới cảm nhận được hết nỗi vất vả, khổ cực của bà con dân tộc. Ở lại, sinh hoạt cùng với đồng bào nhiều phóng viên càng thêm đồng cảm với cuộc sống của bà con, những khó khăn thiếu thốn hàng ngày họ gặp phải. Đó là câu chuyện về những chiếc bụng đói của những đứa trẻ, về kế sinh nhai cho đồng bào…
Nhà báo Phan Tuấn Anh tranh thủ phỏng vấn người dân về thiệt hại sau sạt lở. Ảnh: NVCC
Trong nhiều năm qua, nhà báo Phan Tuấn Anh cùng với đồng nghiệp Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại tỉnh Điện Biên luôn hướng đến việc tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc. Không chỉ tuyên truyền về những khó khăn của đồng bào gặp phải, Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam còn tích cực tuyên truyền về những mô hình hay trong phát triển kinh tế, đưa các cây, con giống thích hợp vào sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Chia sẻ kinh nghiệm về nghề, nhà báo Phan Tuấn Anh chia sẻ: “Để tác nghiệp tốt, phóng viên cần trang bị cho mình một vốn kiến thức cơ bản để sống sót nơi núi rừng, từ việc đánh dấu để khỏi bị lạc rừng đến việc nhận biết loại rau rừng an toàn, cách lấy nước uống từ các dây rừng. Ngoài đồ nghề tác nghiệp như máy quay, máy ảnh, máy tính xách tay, thẻ 3G, 4G… phóng viên phải mang theo bộ đồ sửa xe cơ bản, dao, bật lửa, lương khô… Nếu đi tác nghiệp mưa lũ còn cần phải mang theo áo phao và áo mưa che cho máy ảnh, máy quay khi tác nghiệp”.
Đi nhiều nơi, nhà báo Phan Tuấn Anh đã in dấu chân của mình ở nhiều bản làng xa xôi, nhiều đèo dốc, nhiều con suối… Mỗi chuyến đi đối với anh là mỗi kỷ niệm và biết thêm kiến thức để rồi trưởng thành hơn trong hành trình làm nghề của người làm báo.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Chiều 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí, tuyên truyền tháng 3, định hướng công tác tháng 4 năm 2025.
(CLO) Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, hướng tới Đại hội Đảng XIV và xây dựng hình ảnh địa phương.
(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.