Phụ huynh đổ xô cho con học bậc THPT nhưng bỏ bê trường nghề: Có phải là lệch chuẩn giáo dục?

Chủ nhật, 30/07/2023 06:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia, nguyên nhân có tính quyết định đối với vấn đề phân luồng học sinh là sự chưa đủ hấp dẫn của bản thân con đường học nghề hiện nay, đặc biệt là cơ hội việc làm và thu nhập, cơ hội phát triển bản thân của người học nghề.

Mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay bắt gặp thực trạng phụ huynh đổ xô nộp hồ sơ cho con theo học bậc THPT trong khi các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên lại khó tuyển sinh.

Với việc đại đa số học sinh theo học bậc THPT sau đó lên đại học được xem là một trong những bất cập của nền giáo dục. Với mô hình học này, khi các em 18 tuổi tham gia vào thị trường lao động thì gần như không có bất cứ kỹ năng nghề nào.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1956)- người từng bảo vệ luận án tiến sĩ về khoa học giáo dục tại Đại học Potsdam, CHLB Đức năm 1995, trước đây làm việc tại Đại học Potsdam, CHLB Đức, nay là chuyên gia tư vấn giáo dục độc lập.

phu huynh do xo cho con hoc bac thpt nhung bo be truong nghe co phai la lech chuan giao duc hinh 1

Phụ huynh Việt Nam vẫn chưa yên tâm khi cho con theo học trường nghề (ảnh nguồn internet).

Trường nghề thiếu hấp dẫn

Thưa ông, thói quen của phụ huynh Việt Nam hiện nay là muốn con theo học bậc THPT sau đó lên đại học mà không muốn học nghề và các loại hình trường học khác. Vậy ông bình luận về vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Cường: Giáo dục có chức năng xã hội là chuẩn bị nguồn nhân lực, đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Thị trường lao động không chỉ cần những người có trình độ đại học mà còn cần đội ngũ người lao động được đào tạo nghề, có kỹ năng thực hành tốt.

Đối với các cá nhân, giáo dục có sứ mệnh phát triển toàn diện nhân cách, đồng thời giúp phát triển tiềm năng cá nhân. Do đặc điểm cá nhân khác nhau, không phải tất cả học sinh phù hợp với việc học đại học với trọng tâm đào tạo lý thuyết.

Có những học sinh thích hợp hơn với chương trình đào tạo nghề với trọng tâm rèn luyện kỹ năng thực hành. Phân luồng học sinh vừa đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực đồng thời tạo cơ hội cho học sinh lựa chọn con đường giáo dục và nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm và hứng thú cá nhân.

Ở Việt Nam, việc phân luồng học sinh đã được quan tâm từ nhiều năm và đã có những chính sách và khung pháp lý để thực hiện, thể hiện trong Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013, trong Khung cơ cấu Hệ thống giáo dục quốc dân năm 2016 cũng như trong Luật giáo dục năm 2019.

Tuy nhiên thực tế là phân luồng cho học sinh vẫn còn nhiều khó khăn. Vấn đề chủ yếu là đại đa số học sinh học xong THCS đều muốn học lên THPT và đại học, tạo áp lực lớn cho luồng THPT và giáo dục đại học. Trong khi đó các trường đào tạo nghề gặp khó khăn trong việc tuyển sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Trước hết là do quan niệm truyền thống trọng bằng cấp của xã hội và của phu huynh. Người Việt Nam có truyền thống hiếu học, cha mẹ quan tâm và sẵn sàng đầu tư cao cho việc học hành của con. Đây là truyền thống tốt và nhu cầu cho con học vấn cao là chính đáng và cần thiết.

Tuy nhiên sẽ là không tốt và không thực tế nếu việc học lên THPT hoặc đại học chỉ là do ý chí của cha mẹ mà bản thân con không thực sự phù hợp với con đường này. Có nhiều học sinh học xong THPT không vào được đại học, hoặc tốt nghiệp đại học cũng không có việc làm, phát sinh nhiều tiêu cực.

Nguyên nhân có tính quyết định đối với vấn đề phân luồng học sinh là sự chưa đủ hấp dẫn của bản thân con đường học nghề hiện nay, đặc biệt là cơ hội việc làm và thu nhập, cơ hội phát triển bản thân của người học nghề.

Các nguyên nhân khác có thể kể ra là sự hạn chế trong công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông, thiếu sự tham gia của các tổ chức kinh tế, xã hội vào công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề, vấn đề tuyển dụng và sử dụng người lao động. 

Đi ngược với xu hướng thế giới

Theo ông, ở các nước có nền giáo dục phát triển thì việc phân luồng đối với học sinh sau bậc THCS được thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Cường: Phân luồng học sinh là xu hướng quốc tế phổ biến trong giáo dục. Phân luồng là hình thức giáo dục phân hóa theo các loại hình trường với mục tiêu giáo dục khác nhau.

Ở các nước phát triển, việc phân luồng học sinh được thực hiện phổ biến sau bậc THCS. Có rất nhiều loại hình trường khác nhau theo định hướng học lên đại học hay học nghề với những nhóm ngành nghề khác nhau.

Ở Đức, việc phân luồng học sinh được thực hiện sớm, từ sau bậc tiểu học (4 hoặc 6 năm tùy theo bang). Ở bậc THCS, trường phổ thông được phân hóa thành hai hoặc ba loại hình trường khác nhau. Ví dụ ở Berlin, sau bậc tiểu học (6 năm) có hai loại hình trường phổ thông chính.

 Loại trường thứ nhất (Gymnasium) theo định hướng học lên đại học, hệ đào tạo 12 năm. Loại trường thứ hai (integrierte Sekundarschule) với trọng tâm định hướng nghề và thực tiễn.

Học sinh kết thúc lớp 9 hoặc lớp 10 có thể đăng ký vào hệ thống đào tạo nghề. Tuy nhiên khi có bằng tốt nghiệp THCS (lớp 10), học sinh cũng có thể học tiếp lên bậc THPT theo hệ 13 năm.

Ngoài ra ở bậc THPT còn có thêm loại hình trường phổ thông nghề (berufliches Gymnasium), học sinh vừa được học nghề, vừa học chương trình THPT theo hệ 13 năm. Kết thúc lớp 13 học sinh thi tốt nghiệp phổ thông và có quyền học đại học.

Với hệ thống phân hóa này, học sinh được phân luồng sớm nhưng cơ hội học lên của học sinh ở mọi loại hình trường phổ thông đều được mở. Mặc dù vậy, tỷ lệ học sinh Đức học Gymnasium và học đại học chỉ khoảng 40% (tỷ lệ này thấp trong so sánh các nước OECD), còn lại khoảng 60% học sinh chọn luồng học nghề.

Một trong những nguyên nhân tỷ lệ chọn học nghề của học sinh Đức cao là do chất lượng và sự hấp dẫn của hệ thống đào tạo nghề. Mô hình đào tạo nghề chủ đạo ở Đức là mô hình đào tạo song hành.

 Đó là hệ thống đào tạo phối hợp giữa đào tạo lý thuyết ở trường nghề và đào tạo thực hành ở các doanh nghiệp, cơ quan. Mô hình này đảm bảo chất lượng cao cho hệ thống đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của cơ sở tuyển dụng.

Ở Đức, các doanh nghiệp xác định nghĩa vụ tham gia đào tạo lực lượng lao động kế cận. Các chương trình đào tạo nghề thường từ 3 năm đến 3,5 năm. Hầu hết học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và có thể sống ổn định với thu nhập của họ.

Ở Đức ngày nay sự liên thông giữa các hệ thống đào tạo ngày càng linh hoạt, tăng cường cơ hội cho việc học tập cho người học. Ở một số trường đại học có những ngành đào tạo định hướng ứng dụng tuyển đầu vào không cần bằng tốt nghiệp phổ thông nếu ứng viên có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề và kinh nghiệm làm việc phù hợp. Bên cạnh đó có những ngành đào tạo đại học song hành, là hình thức đào tạo mở rộng của mô hình đào tạo nghề song hành.  

Phải đổi mới càng sớm càng tốt

Vậy theo ông, Việt Nam cần làm gì để thực hiện tốt hơn việc phân luồng cho học sinh, tránh việc đổ xô đi học THPT mà thiếu đi những lựa chọn khác phù hợp hơn?

Ông Nguyễn Văn Cường: Từ thực trạng vấn đề phân luồng học sinh của Việt Nam, cần có nhiều giải pháp khác nhau. Trước hết cần có những tác động tới quan niệm xã hội và nhận thức phụ huynh.

Cha mẹ học sinh nên chọn con đường giáo dục phù hợp nhất cho các con mà không phải chọn theo ý chí của cha mẹ. Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn là nâng cao sự hấp dẫn và tính cạnh tranh của bản thân hệ thống đào tạo nghề, bao gồm việc tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình, phương thức đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao cơ hội việc làm của người học.

Việc gắn kết đào tạo với thực tiễn, phối hợp giữa trường đào tạo nghề và doanh nghiệp là phương thức tốt để nâng cao chất lượng đào tạo. Nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào công tác hướng nghiệp và trực tiếp tham gia đào tạo nghề.

Những chính sách, mô hình trường học nhằm tăng cường sự kết nối linh hoạt, liên thông giữa các hệ thống giáo dục dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nên được khuyến khích và mở rộng.

Tăng cường chất lượng công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông hỗ trợ học sinh trong việc chọn nghề và con đường giáo dục phù hợp.

Các chính sách khuyến khích phù hợp trong việc tuyển dụng và sử dụng người lao động có trình độ đào tạo nghề có tác dụng thúc đẩy học sinh lựa chọn con đường học nghề.     

Trinh Phúc

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Thụy Sĩ và Thủ tướng Armenia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Thụy Sĩ và Thủ tướng Armenia

(CLO) Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Paris (Pháp), sáng 5/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, Bảo vệ dân sự và Thể thao Thụy Sĩ Viola Amherd và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.

Tin tức
Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để Thành phố Hồ Chí Minh phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế

Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để Thành phố Hồ Chí Minh phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách cho Thành phố Hồ Chí Minh theo phương châm “tắc đâu thông đó, khó đâu tháo đó”.

Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 6/10: Bắc Bộ ngày nắng đẹp, Nam Bộ mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày 6/10: Bắc Bộ ngày nắng đẹp, Nam Bộ mưa lớn

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 6/10, Bắc Bộ đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Nam Bộ có mây, có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có nơi mưa to.

Đời sống
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

(CLO) Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris (Pháp), chiều 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp và trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Tin tức
Việt Nam đoạt giải thưởng quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa châu Á

Việt Nam đoạt giải thưởng quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa châu Á

(CLO) Sinh viên Việt Nam đã xuất sắc giành hai giải quốc tế tại cuộc thi “Bảo tồn di sản văn hóa châu Á và các giải pháp bền vững” tổ chức tại Malaysia.

Đời sống văn hóa
Hải quan phát hiện 2 vụ vận chuyển vàng lậu qua đường hàng không

Hải quan phát hiện 2 vụ vận chuyển vàng lậu qua đường hàng không

(CLO) Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Cục Hải quan Hà Nội) vừa phát hiện 2 vụ việc vận chuyển vàng lậu do các đối tượng người nước ngoài thực hiện, với tổng trọng lượng vàng bị phát hiện là 6kg.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lạng Sơn nghiên cứu xây dựng Con đường du lịch địa chất

Lạng Sơn nghiên cứu xây dựng Con đường du lịch địa chất

(CLO) Tỉnh Lạng Sơn đang khảo sát, nghiên cứu xây dựng Con đường du lịch địa chất kết nối từ đền Cấm, thị trấn Đồng Mỏ đến miếu Cô Chín, đền Chầu Mười xã Hòa Bình, huyện Chi Lăng.

Du lịch
Chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu của xã hội

Chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu của xã hội

(CLO) Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu của xã hội.

Đời sống
Lào Cai: Lần đầu tiên người dân phát hiện cá sấu bơi vào bể cá Koi gia đình

Lào Cai: Lần đầu tiên người dân phát hiện cá sấu bơi vào bể cá Koi gia đình

(CLO) Công an phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai vừa bàn giao cho Hạt kiểm lâm thành phố một con cá sấu dài 1,2 mét, nặng 7,5 kg do người dân bắt được khi bơi vào bể cá Koi của nhà.

Đời sống
Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành Luật lệ An toàn Giao thông

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành Luật lệ An toàn Giao thông

(CLO) Ngày 5/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông năm học 2024-2025.

Giáo dục
Israel ném bom Lebanon: Những cuộc không kích dữ dội với tần suất cao khủng khiếp

Israel ném bom Lebanon: Những cuộc không kích dữ dội với tần suất cao khủng khiếp

(CLO) Trong vòng chưa đầy ba tuần, Israel đã tấn công Lebanon bằng một chiến dịch không kích chưa từng có, khiến hơn 1.400 người thiệt mạng, gần 7.500 người bị thương và hơn một triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Thế giới 24h
Phát động dự án “Vì tương lai xanh 2024” không để học sinh nào phải bỏ học về thiên tai

Phát động dự án “Vì tương lai xanh 2024” không để học sinh nào phải bỏ học về thiên tai

(CLO) "Vì tương lai xanh” là dự án hỗ trợ học sinh sau thiên tai được Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai tổ chức từ năm 2020. Với mục tiêu “Không để học sinh nào phải bỏ học về thiên tai”, chương trình đã giúp các em học sinh có bố, mẹ, người nuôi dưỡng bị thiệt mạng, gia đình bị lũ lụt cuốn trôi nhà cửa, có điều kiện kinh tế khó khăn có thể tiếp tục duy trì việc học.

Đời sống
Khai mạc Lễ hội Phở Việt 2024 tại Hàn Quốc

Khai mạc Lễ hội Phở Việt 2024 tại Hàn Quốc

(CLO) Lễ hội Phở Việt Nam năm 2024 vừa khai mạc tại Hàn Quốc vào ngày 5/10, thu hút gần 50 gian hàng, trong đó có 35 gian hàng là phở và ẩm thực.

Đời sống văn hóa
Người lao động nhập cư ở Lebanon không biết đi về đâu

Người lao động nhập cư ở Lebanon không biết đi về đâu

(CLO) Ngay cả những người sinh ra và lớn lên ở Lebanon trong các gia đình nhập cư cũng không nằm trong chương trình hỗ trợ của chính quyền, khi các cuộc xung đột vũ trang giữa Hezbollah với Israel xảy ra.

Thế giới 24h
Bắt đối tượng giả danh shipper gọi điện khách mua hàng online chuyển tiền rồi chiếm đoạt

Bắt đối tượng giả danh shipper gọi điện khách mua hàng online chuyển tiền rồi chiếm đoạt

(CLO) Ngày 5/10, thông tin từ Công an huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) cho biết, đang tạm giữ hình sự Phan Văn Tùng (SN 1998, trú tại Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vụ án
Tổng thống Biden cảnh báo Israel về các cuộc tấn công dầu mỏ Iran

Tổng thống Biden cảnh báo Israel về các cuộc tấn công dầu mỏ Iran

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Israel không nên tấn công các cơ sở dầu mỏ của Iran, nói rằng ông đang cố gắng tập hợp thế giới để tránh viễn cảnh leo thang về một cuộc xung đột toàn diện ở Trung Đông.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành Luật lệ An toàn Giao thông

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành Luật lệ An toàn Giao thông

(CLO) Ngày 5/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông năm học 2024-2025.

Giáo dục
Lấy ý kiến bốc thăm về môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Lấy ý kiến bốc thăm về môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

(CLO) Theo dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi môn thi được bốc thăm phải công bố trước ngày 31/3 hằng năm. Đối với việc tuyển sinh vào trường THPT chuyên, mỗi môn chuyên có thêm một môn thi chuyên.

Giáo dục
Việt Nam và Ireland thỏa thuận đối tác chiến lược về hợp tác giáo dục đại học

Việt Nam và Ireland thỏa thuận đối tác chiến lược về hợp tác giáo dục đại học

(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Ireland, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam và Bộ Giáo dục đại học, Nghiên cứu, Đổi mới và Khoa học Ireland đã ký Thỏa thuận đối tác chiến lược ngành về hợp tác giáo dục đại học.

Giáo dục
Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lam Sơn nói gì về lùm xùm trong việc chọn đội tuyển dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia?

Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lam Sơn nói gì về lùm xùm trong việc chọn đội tuyển dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia?

(CLO) Sáng 4/10, ông Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã có cuộc trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận liên quan lùm xùm Kỳ thi Đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024-2025.

Giáo dục
Vụ Giáo dục Đại học có tân Phó Vụ trưởng

Vụ Giáo dục Đại học có tân Phó Vụ trưởng

Ông Đặng Văn Huấn, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.

Giáo dục
Còn nhiều vấn đề đặt ra khi triển khai học bạ số

Còn nhiều vấn đề đặt ra khi triển khai học bạ số

(CLO) Sử dụng học bạ số là xu hướng tất yếu hiện nay, nhưng trong quá trình áp dụng vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn như: ai được quyền truy cập, quản lý chữ ký số…

Giáo dục
Kon Tum: Kỷ luật khiển trách giáo viên uống rượu trước giờ lên lớp

Kon Tum: Kỷ luật khiển trách giáo viên uống rượu trước giờ lên lớp

(CLO) Uống rượu trong giờ hành chính, ông A Lê (giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học – THCS xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) bị kỷ luật khiển trách.

Giáo dục
Ba mẹ cùng con 16 tuổi săn học bổng 100% “chuẩn Thụy Sĩ tại Phú Quốc - ngành Quản trị khách sạn”

Ba mẹ cùng con 16 tuổi săn học bổng 100% “chuẩn Thụy Sĩ tại Phú Quốc - ngành Quản trị khách sạn”

Ngành du lịch và khách sạn đang phát triển mạnh mẽ, và việc đầu tư vào giáo dục chuyên nghiệp, chất lượng cao không chỉ mở ra cơ hội cho người học mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trên trường quốc tế.

Giáo dục
Đại học Công đoàn Tổng kết hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2023-2024

Đại học Công đoàn Tổng kết hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2023-2024

(NB&CL) Vừa qua, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động Khoa học và Công nghệ năm học 2023-2024 tại Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, đồng thời đưa ra các kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm cho năm học 2024-2025.

Giáo dục
Nhiều bất cập từ việc ngân sách chi cho giáo dục đại học ngày càng thấp

Nhiều bất cập từ việc ngân sách chi cho giáo dục đại học ngày càng thấp

(NB&CL) Theo các chuyên gia, giáo dục đại học cần được đầu tư bài bản, vai trò của Nhà nước rất quan trọng. Tuy nhiên khi ngân sách đầu tư ít đi thì câu chuyện đào tạo đảm bảo chất lượng sẽ rất khó thực hiện và hệ lụy đó là chất lượng nguồn nhân lực sẽ đi xuống.

Giáo dục