Phụ nữ mang thai lưu ý những gì trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19?

Thứ năm, 26/08/2021 12:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ đang có thai, chuẩn bị mang thai phải bảo vệ bản thân khỏi Covid-19 bằng cách tiêm vắc xin, tuân thủ 5K để bảo vệ mình và thai nhi.

Thông tin từ Công ty Cổ phần vắc xin Việt Nam (VNVC), bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh cho rằng, dù có thai hay không, nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ có thai và người bình thường là tương đương nhau.

Tuy nhiên, gánh nặng bệnh tật của phụ nữ mang thai rất nặng so với người bình thường. Nếu phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19, thì dù không có triệu chứng cũng gây sốt, mệt mỏi…

Tiêm vắc xin là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi (ảnh TL).

Tiêm vắc xin là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi (ảnh TL).

Thai nhi có nguy cơ sinh non, nguy cơ lây nhiễm, mẹ thở máy, chạy ECMO, dùng kháng sinh liều cao… thậm chí có thể đe dọa tính mạng, tốn kém chi phí điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi nhấn mạnh: “Ở giai đoạn chuyển biến, phụ nữ có thai sẽ nặng hơn nhiều so với phụ nữ không mang thai, đặc biệt là khi nhiễm biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Do vậy, phụ nữ đang có thai, chuẩn bị mang thai phải bảo vệ bản thân khỏi Covid-19 bằng cách tiêm vắc xin, tuân thủ 5K để bảo vệ mình và thai nhi.

Đối với sự e ngại của mẹ bầu về dữ liệu an toàn của các loại vắc xin phòng Covid-19 ở phụ nữ mang thai, bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết: “Nghiên cứu từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2021 trên 3.958 phụ nữ mang thai từ 16-54 tuổi tại Hoa Kỳ có tiêm vắc xin phòng Covid-19 (Pfizer hoặc Moderna) cho thấy, không có bất cứ ghi nhận ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng nào lên mẹ sau khi tiêm vắc.

Một nghiên cứu khác ở Anh với số lượng ít hơn phụ nữ mang thai có tiêm vắc xin phòng Covid-19 cũng cho nhận định tương tự: tỷ lệ sảy thai không cao hơn so với phụ nữ mang thai không tiêm vắc xin; và tỷ lệ sảy thai không khác biệt giữa vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca.”

Tất cả các loại vắc xin Covid-19 được triển khai tiêm chủng hiện nay đều không chứa virus sống do đó rất an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG), Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada (SODC) đều khuyến cáo vắc xin Covid-19 có thể tiêm cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú nếu những lợi ích mang lại cao hơn rủi ro, đặc biệt với nhóm đối tượng có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2.

Ngoài ra, không nên trì hoãn việc mang thai ở phụ nữ đã tiêm vắc xin Covid-19, cũng không khuyến cáo hủy thai trong trường hợp phát hiện mang thai trong thời gian tiêm vắc xin Covid-19.

Đại dịch Covid-19 khởi phát từ đầu năm 2020, cho đến nay đã gần 2 năm và hậu quả của Covid-19 để lại rất nghiêm trọng. Nhân loại đang phải trải qua những hệ lụy khôn lường mà đại dịch gây ra.

Vắc xin Covid-19 là vũ khí tối ưu để chấm dứt đại dịch, nếu tỷ lệ miễn dịch cộng đồng đạt 70-85%, nguy cơ lây lan mầm bệnh sẽ giảm tối đa. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 lớn nhất lịch sử với mục tiêu tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, nhưng đồng thời đảm bảo “tiêm đến đâu an toàn đến đó”. Tâm lý trì hoãn tiêm hay “kén chọn” vắc xin vào lúc này chính là rào cản lớn, làm chậm tiến độ đạt mục tiêu sớm tạo miễn dịch cộng đồng, chiến thắng đại dịch.

Giải đáp thắc mắc mẹ bầu cần lưu ý những gì trước tiêm và sau tiêm vắc xin Covid-19? Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết, trước khi tiêm thai phụ không cần phải uống thuốc gì, chỉ cần nghỉ ngơi đủ giấc, không nên quá căng thẳng, lo lắng vì đã có nhân viên y tế theo dõi và hỗ trợ.

Khi về nhà, thai phụ và gia đình cần chú ý theo dõi các triệu chứng sau tiêm như sốt, mệt mỏi, đau cơ, dị ứng… Khi có triệu chứng sốt và đau cơ, thai phụ nên uống 1 viên Panadol 500mg cách mỗi 4 – 6 giờ.

Tăng cường uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, trái cây. Khi có các triệu chứng bất thường khác, thai phụ và gia đình gọi cho các cơ sở y tế để được hướng dẫn và xử trí kịp thời.

Với người bình thường, việc mắc Covid-19 đã vất vả và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và điều này còn khó khăn hơn gấp nhiều lần nếu xảy ra với phụ nữ mang thai.

Nhiễm Covid-19 không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mẹ mà còn thai nhi trong bụng.

Vì vậy, phụ nữ mang thai nếu có cơ hội hãy tiêm vắc xin phòng Covid-19 càng sớm càng tốt, bên cạnh đó cần hạn chế tiếp xúc, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo ở mức độ cao để bảo vệ sức khỏe của bản thân, thai nhi trong bụng.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe