Phú Quốc - Kiên Giang: Huyện bỏ mặc, doanh nghiệp phớt lờ công sức của dân

Thứ hai, 27/04/2015 12:36 PM - 0 Trả lời

Gần 20 năm trồng và chăm sóc 5,6 ha vườn dừa và cây điều nhưng người dân lại không được đền bù, hỗ trợ hay trả công chăm sóc, giữ đất khi Nhà nước giao đất cho doanh nghiệp đầu tư. Trong khi đó, lại đền bù cho các đối tượng dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm. Chuyện ngược ngạo này đang khiến dư luận ở “đảo ngọc” Phú Quốc xôn xao suốt thời gian qua…

(NB&CL) - Gần 20 năm trồng và chăm sóc 5,6 ha vườn dừa và cây điều nhưng người dân lại không được đền bù, hỗ trợ hay trả công chăm sóc, giữ đất khi Nhà nước giao đất cho doanh nghiệp đầu tư. Trong khi đó, lại đền bù cho các đối tượng dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm. Chuyện ngược ngạo này đang khiến dư luận ở “đảo ngọc” Phú Quốc xôn xao suốt thời gian qua…

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Công sức trồng cây bao năm của người dân trước nguy cơ mất trắng

Hợp đồng giao đất!

Theo hồ sơ vụ việc, ngày 05/06/1995, ông Nguyễn Văn Kiệp (SN:1932, ngụ xóm 2, ấp Dương Tơ, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc) có đơn xin nhận khoán đất trồng dừa và điều gửi Nông trường Dừa quốc doanh Phú Quốc. Và ngày 07/09/1995, Nông trường Dừa quốc doanh Phú Quốc, do Giám đốc Nguyễn Văn Ngọc làm đại diện cùng kế toán Chu Mạnh Chung đã tiến hành ký Hợp đồng giao khoán cho ông Kiệp 5,6 ha đất trồng dừa tại ấp Dương Tơ và ấp Đường Bào.

Theo đó, trên diện tích 5,6ha đất giao- nhận có 445 cây dừa (02 cây đã cho trái). Hợp đồng nêu rõ trách nhiệm của từng bên. Trong đó, nông trường quy định việc chăm sóc, bón phân, bảo quản cây trồng (trồng dặm cây hư hao), định mức và thời gian giao nộp sản phẩm đối với người nhận khoán theo quy định và hướng dẫn cụ thể của Nông trường, kể cả việc thưởng/phạt khi nhận khoán. Thời gian giao khoán với cây dừa là 40 năm và cây điều là 20 năm.

Hợp đồng giao khoán đã được thực hiện đúng như các nội dung đã thoả thuận. Phía nông trường có hỗ trợ một số cây giống, còn lại hộ nhận khoán tự lo. Đến năm 1997, sau khi ông Kiệp chết, hợp đồng vẫn được tiếp tục do bà Trương Thị Út (SN1941, vợ ông Kiệp) và Nguyễn Văn Tài (SN1974, con trai ông Kiệp) thực hiện.

Năm 2012, toàn bộ diện tích 5,6 ha đất của Nông trường Dừa quốc doanh Phú Quốc giao khoán cho gia đình ông Kiệp được quy hoạch để làm Khu du lịch bãi biển Bắc Bãi Trường và giao cho Công ty Quý Hải đầu tư.

Tuy nhiên, khi triển khai dự án, cụ thể là trong việc hỗ trợ, đền bù cho các hộ dân ảnh hưởng từ dự án thì công ty Quý Hải lại gây bức xúc dư luận khi công sức của cả gia đình gần 20 năm giữ đất cho Nông trường gần như đổ sông đổ biển. Trong khi đó, hộ ông Hồ Văn Chiếu (ngụ ấp Đường Bào) tự ý lấn chiếm, cất nhà trái phép trên đất giao khoán của Nông trường thì lại được đền bù.

Lý do khó thuyết phục?

Vì thế, hai năm liên tục, gia đình bà Út nhiều lần kiên trì gửi khiếu nại lên chính quyền địa phương nhưng mãi đến tháng 10/2014 huyện mới có văn bản trả lời: “Việc khiếu nại yêu cầu bồi thường, hỗ trợ về đất và thành quả lao động trên đất của bà Trương Thị Út là không có cơ sở để xem xét. Lý do thửa đất trên do Nhà nước quản lý”. Đến đây thì dư luận thật sự khó hiểu, vì có khu đất nào mà Nhà nước không quản lý?

Trong khi đó, theo Hợp đồng ký kết với Nông trường Dừa quốc doanh Phú Quốc, gia đình ông Kiệp, bà Út đã nghiêm chỉnh thực hiện, kể cả khi Nông trường giải thể (năm 2000) thì hộ nhận khoán vẫn trụ vững, canh tác ổn định trên diện tích đất được giao. Thế nhưng, Công ty Quý Hải ngang nhiên tới chặt dừa, san ủi triển khai dự án đầu tư nhưng không hề đề cập gì đến sự tồn tại của hộ nhận khoán đất Nhà nước.

Cho dù đất Nông trường do Nhà nước quản lý nhưng gần 20 năm có hợp đồng giao khoán cho người dân trực canh, chăm sóc, bảo quản và giao nộp sản phẩm. Vì vậy, khi Nhà nước thu hồi để đầu tư dự án phát triển cũng cần phải xem xét đến công lao động, bảo quản của người được giao giữ đất.

Không quy định pháp lý nào có thể chấp nhận việc “lạnh lùng” xóa trắng công sức lao động của một gia đình gần 20 năm! Vì vậy, thiết nghĩ chính quyền huyện Phú Quốc cần có hướng giải quyết trách nhiệm hơn đối với người dân.

Huy Toàn

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra