Phục hồi nền kinh tế sau COVID-19: Chính sách tài khóa sẽ là trụ cột chính

Thứ ba, 30/11/2021 15:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) TS. Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận thấy Việt Nam đã rất chần chừ trong việc đưa ra các gói kích thích để phục hồi nhanh.

“Trong đại dịch, Việt Nam là một trong những nước phục hồi chậm nhất. Các nước đã phục hồi rất nhanh theo hình chữ V. Sự phục hồi của Việt Nam có vẻ như đang là chữ U chứ không phải chữ V”, TS. Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia kinh tế đã nói vậy trong Toạ đàm “Dẫn mạch phục hồi tăng trưởng kinh tế” mà Báo Đầu tư sáng ngày 30/11/2021.

phuc hoi nen kinh te sau covid 19 chinh sach tai khoa se la tru cot chinh hinh 1

Phục hồi nền kinh tế sau COVID-19: Chính sách tài khóa sẽ là trụ cột chính. Ảnh minh họa

Tại tọa đàm này, TS. Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận thấy Việt Nam đã rất chần chừ trong việc đưa ra các gói kích thích để phục hồi nhanh.

Với vai trò huyết mạch nền kinh tế ngành ngân hàng sẽ có những giải pháp điều hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn như thế nào trong thời gian tới?

Còn theo TS.Lê Xuân Nghĩa, những chính sách đưa ra có vẻ lúng túng, chính sách tài khóa 2021 không có mục nào là chống COVID cả. Cả giai đoạn tới đây cũng không có mục nào là tài chính dành cho COVID cả, mà chỉ dùng ngân sách dự phòng để xử lý.  

Theo các chuyên gia, Việt Nam đã chuyển sang hiện chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID -19” thì cần phải có những chính sách, quan trọng để giúp cộng đồng doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất, hướng tới tăng trưởng.  

Với vai trò huyết mạch nền kinh tế ngành ngân hàng sẽ phải có thêm những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp, cũng như các biện pháp cùng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời gian tới.

Những giải pháp, chính sách đó, như ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư nêu, là cần để giải quyết một số câu hỏi lớn như liệu có cần một gói kích cầu lãi suất đủ lớn để giảm chi phí vay, tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp hay không? Nếu có thì triển khai thế nào để tránh tác động xấu?

Việc kết hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ thế nào? Sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và tăng mạnh thị trường trái phiếu thời gian qua có vai trò gì và cần phát triển thế nào để mở ra kênh đầu tư mới cho các cá nhân hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp phục hồi?

 Là chuyên gia của ADB, ông Cường cho rằng Việt Nam sử dụng chính sách tiền tệ nhiều hơn các nước, trong khi chính sách tài khóa còn khiêm tốn, rụt rè.  Chính sách tài khóa đóng vai trò lớn trong thời gian tới. Việt Nam nên cân nhắc chấp nhận tăng nợ công và tăng bội chi, tất nhiên là cần thiết lập kỷ luật tài khóa trong trung và dài hạn.

Gần đây khi bàn về chương trình phục hồi kinh tế, một số chuyên gia đã đưa ra giải pháp hỗ trợ lãi suất. Nhưng TS.Lê Xuân Nghĩa lại nói: Trong các cuộc khủng hoảng, người ta không kéo ngân hàng vào cuộc.

Theo ông Nghĩa khuyến nghị nên tránh việc đưa ra gói kích thích tài trợ lãi suất như năm 2009. Nó đã làm tốc độ tăng trưởng tăng lên rất cao, kéo theo lạm phát. Đấy là cách làm không đạt hiệu quả như mong muốn.

Nhưng nếu vẫn dùng cách hỗ trợ lãi suất, thì theo ông Nghĩa phải kiên quyết đạt được các nguyên tắc:

Một là không kéo các ngân hàng thương mại vào cuộc. Các doanh nghiệp vay đúng chuẩn mực hiện nay, doanh nghiệp nào có nhu cầu tài trợ thì đến Bộ Tài chính, chứ không cấn trừ ngay vào lãi suất của hệ thống ngân hàng, làm méo mó, khoản cho vay đắt, khoản cho vay rẻ, đó là điều tối kị.

Hai là không kéo dài kế toán kiểm toán và xử lý tài chính.

Ba là không ảnh hưởng gì đến méo mó lãi suất thị trường.

Bốn là không đẩy ngân hàng thương mại vào rủi ro có thể có.

“Không biết lần này các nhà hoạch định đưa ra chính sách đã tính toán hiệu quả của chính sách này chưa? Khi các ngân hàng trung ương trên thế giới dự kiến tăng lãi suất thì chúng ta lại giảm, điều này phải cân nhắc”, vị chuyên gia tài chính – ngân hàng Lê Xuân Nghĩa nói.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư nêu câu hỏi:  hỗ trợ thông qua giảm lãi suất có dẫn tới rủi ro do tác động mới từ bên ngoài cũng như từ bên trong hay không?

Trong bối cạnh lạm phát thế giới lên cao và hướng tới việc kiểm soát thì chúng ta bơm tiền ra sẽ thế nào nếu gia tăng hỗ trợ?

Trả lời câu hỏi này, bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng với  bối cảnh lạm phát năm 2021, việc tiếp tục hạ lãi suất huy động thời gian tới thực sự không khả thi, có thể gây xáo trộn lớn cho nguồn vốn, ảnh hưởng đến thanh khoản toàn hệ thống.

Mặt bằng lãi suất giảm so với năm 2020 khoảng 0,5-0,7% là mức giảm khá lớn, so với các nước trong khu vực, NHNN đã có sự điều chỉnh mạnh trong năm 2020.

NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng. Ở góc độ lãi suất thị trường hiện nay khá thấp, quan ngại của NHNN về an toàn hệ thống nên việc điều hành lãi suất thời gian tới đảm bảo hài hòa.

Về rủi ro lạm phát, NHNN dự kiến năm 2022 có áp lực lớn do độ mở của nền kinh tế và áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu. IMF, các tổ chức quốc tế đã có cảnh báo khoảng 3,5-4%, rủi ro lạm phát vượt 4% sẽ phụ thuộc giá cả thế giới.

“Lạm phát ở các nước phát triển đang ở mức kỷ lục nên NHNN phải chuẩn bị các kịch bản cần thiết”, bà Hằng nói.

Theo  chuyên gia kinh tế trưởng ADB, Việt Nam sử dụng tương đối nhiều dư địa của chính sách tiền tệ và đến ngưỡng phải cân nhắc về sự an toàn. Ngân hàng là lĩnh vực nhảy cảm, nếu tiếp tục gây áp lực thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Khuyến nghị của ADB là chính sách tài khóa sẽ là trụ cột chính, bên cạnh sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ. Các chính sách tài khóa của Việt Nam mới hỗ trợ khoảng 2% GDP, là mức rất thấp so với các nước trong khu vực. Việt Nam hoàn toàn có dư địa để tăng lên. Nhưng quan trọng hơn là hiệu quả, nếu không thực hiện nhanh, hiệu quả thì về mặt số lượng cũng không có ý nghĩa nhiều.

Ngọc Linh

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô