Phục hồi tổng cầu là nhiệm vụ quan trọng đối với nền kinh tế

Thứ ba, 29/08/2023 11:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trường Đại học Kinh tế quốc dân vừa gửi tới Ban Kinh tế Trung ương, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội và các bộ, ngành liên quan bản kiến nghị về phục hồi tổng cầu để thúc đẩy tăng trưởng.

Trong bản kiến nghị này, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) nhấn mạnh: Tổng cầu giảm cho thấy nền kinh tế có nguy cơ suy thoái, điều này ảnh hưởng đến mức tăng trưởng chung. Tổng cầu giảm gây ra các hậu quả như sản xuất công nghiệp sụt giảm, thất nghiệp tăng cao, giảm thu nhập và chi tiêu của người dân...

Phục hồi tổng cầu là vấn đề tối quan trọng 

phuc hoi tong cau la nhiem vu quan trong doi voi nen kinh te hinh 1

NEU kiến nghị nhiều giải pháp để thúc đẩy tổng cầu. Ảnh: KTMT.

"Bất ổn kinh tế toàn cầu và những thách thức của tình hình trong nước đã ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành phần của tổng cầu của nền kinh tế, khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023 khó có thể đạt được", báo cáo của NEU nêu.

“Phục hồi tổng cầu là một nhiệm vụ quan trọng đối với nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023”, NEU kiến nghị. Tổng cầu đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ sản xuất và việc làm trong nền kinh tế. NEU có7 kiến nghị phục hồi tổng cầu.

Trong 7 kiến nghị, kiến nghị đầu tiên là tiếp tục đẩy mạnh chính sách tài khóa chu kỳ nghịch.

Đặc biệt đưa ra kiến nghị này để nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế ổn định, NEU cho rằng đang có dư địa để thực hiện tài khóa nghịch chu kỳ vì ngân sách không quá căng thẳng và nợ công đang giảm.

Mục tiêu đạt được tăng trưởng ổn định của chính sách tài khóa nghịch chu kỳ được thực hiện qua hai công cụ: Tăng chi tiêu công và giảm thuế.

Chính phủ cần tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhằm mang lại hiệu quả kịp thời. Việc giảm thuế cần áp dụng đúng đối tượng, đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế. Các quy định về thuế đối với từng nhóm đối tượng cần nhất quán, tránh mâu thuẫn như giảm thuế Giá trị gia tăng nhưng lại tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt.

Kiến nghị thứ hai của NEU là tháo gỡ vướng mắc khi giải ngân vốn đầu tư công. Việc tăng cường đẩy nhanh đầu tư công cũng sẽ hỗ trợ làm gia tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo NEU, trường này cũng đặc biệt kiến nghị về chính sách an sinh xã hội và cải thiện chính sách an sinh xã hội cho người nghèo hướng tới tăng trưởng bền vững và bao trùm.

“Đây là giải pháp rất quan trong trong bối cảnh hàng trăm nghìn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm vì doanh nghiệp thu hẹp sản xuất do tác động của đại dịch Covid-19 trong khi mạng lưới an sinh xã hội và các chính sách hỗ trợ cho người lao động lại chưa được bảo đảm tốt”, NEU nhấn mạnh.

Trong kiến nghị này, NEU cho rằng phải đưa nhóm yếu thế vào trung tâm, trọng tâm của các chính sách an sinh xã hội.

Giảm rủi ro do phòng vệ thương mại, thúc đẩy xuất khẩu

Kiến nghị tiếp theo của NEU là giảm thiểu rủi ro do điều tra phòng vệ thương mại hướng tới tăng trưởng xuất khẩu bền vững.

"Trong 6 tháng đầu năm hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với 231 vụ việc phòng vệ thương mại do các nước khởi kiện, trong đó có 128 vụ việc điều tra chống bán phá giá. Để giảm thiểu những rủi ro nay, cần cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp những mặt hàng có thể gặp rủi ro bị tiến hành điều tra", NEU lưu ý.

Đồng thời, theo NEU, cần thực hiện các giải pháp chứng minh hàng hóa Việt Nam không bán phá giá; sử dụng nguyên vật liệu có nguồn gốc xuất từ các quốc gia nằm trong các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết.

Bên cạnh đó, cần cân bằng cán cân thương mại với các đối tác. Vì khi Việt Nam duy trì thặng dư thương mại quá lớn tới một số thị trường (tiêu biểu là Mỹ), các hàng hóa của Việt Nam có khả năng thuộc diện bị điều tra nhiều hơn.

Một kiến nghị nữa của NEU, là phát triển xuất khẩu bền vững đi liền với đa dạng hóa thị trường hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác xuất khẩu,

“Việt Nam đang phụ thuộc chủ yếu vào một số thị trường xuất khẩu lớn. Vì vậy, khi các quốc gia này rơi vào giai đoạn khủng hoảng, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với những cú sốc lớn và bị gián đoạn”, NEU nhấn mạnh.

Giải pháp cho vấn đề này là mở rộng giao thương với các thị trường trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Rà soát và ban hành tiêu chuẩn khung pháp lý về sản xuất xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam…

phuc hoi tong cau la nhiem vu quan trong doi voi nen kinh te hinh 2

NEU cũng cho rằng, cần phải tiến hành nhiều biện pháp hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Ảnh: BNews.

Đồng thời cần ban hành tiêu chuẩn khung pháp lý về sản xuất xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo các chuyên gia, xuất khẩu sụt giảm, bên cạnh nguyên nhân chính là cầu thế giới suy giảm, thì còn nguyên nhân nữa, đó là một số hàng của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu xanh và bền vững.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay chưa có quy định chung về tiêu chí xanh trong sản xuất để làm căn cứ cho các doanh nghiệp xác định tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm dịch vụ định hướng xuất khẩu. Vì vậy, cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, bổ sung các tiêu chuẩn, tiêu chí xanh trong sản xuất để giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong định hướng chuyển đổi xanh của mình.

Bên cạnh đó, khung pháp lý liên quan đến cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh cũng cần được sớm hoàn thiện để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn và để các tổ chức tín dụng có thể thuận lợi hơn trong công tác cấp tín dụng xanh

Ngoài ra, NEU cũng kiến nghị một giải pháp mới là phát triển du lịch hướng tới cân đối cán cân xuất-nhập khẩu dịch vụ.

Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của cả nước đã có sự gia tăng mạnh. Tuy nhiên, Việt Nam đã nhập siêu dịch vụ tục lớn và liên trong nhiều năm qua.

Trong 3 năm gần đây, nhập siêu dịch vụ luôn vượt con số 10 tỷ USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, nhập siêu dịch vụ lên tới 4,1 tỷ USD. Nếu giảm 1% nhập siêu dịch vụ sẽ làm GDP tăng 0,36 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ chú trọng đến xuất nhập khẩu hàng hóa mà chưa thực sự quan tâm đến xuất-nhập khẩu dịch vụ mặc dù các ngành dịch vụ của Việt Nam như du lịch, tài chính, ngân hàng, vận tải và logistics, v.v. đều có tiềm năng phát triển rất lớn.

Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ hướng tới cân đối cán cân xuất-nhập khẩu dịch vụ một cách bền vững. Xuất khẩu dịch vụ hầu như phụ thuộc chủ yếu vào du lịch. Do đó, muốn giảm nhập siêu dịch vụ cần có nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.

Một kiến nghị nữa được Nhóm Nghiên cứu của NEU đưa ra, đó là cần có các chính sách giúp tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng.

Muốn vậy, cần thực hiện hiệu quả các quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tại các tổ chức tín dụng nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực về tỷ lệ nợ xấu và chi phí dự phòng rủi ro. Đồng thời phát triển các sản phẩm tín dụng đặc thù cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm giải quyết khó khăn về điều kiện vay vốn khi vay theo phương thức truyền thống.

Trong thời gian tới, các ngân hàng thương mại cần tích cực hơn nữa trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng đặc thù cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như tài trợ chuỗi cung ứng, cho vay thấu chi doanh nghiệp, cho vay đầu tư tài sản cố định gián tiếp, cho vay mua, phân phối ô tô, các sản phẩm tín dụng ngành tiềm năng.

Hà Linh

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình: Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện phục hồi và phát triển sản xuất 6 tháng cuối năm

Thái Bình: Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện phục hồi và phát triển sản xuất 6 tháng cuối năm

(CLO) Bí thư tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm vẫn chưa đạt so với chỉ tiêu, kỳ vọng cũng như tiềm năng. Do đó, 6 tháng cuối năm 2024, các cấp, các ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho phục hồi và phát triển sản xuất.

Kinh tế vĩ mô
Doanh nghiệp Nhật Bản có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bắc Ninh

Doanh nghiệp Nhật Bản có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bắc Ninh

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang khẳng định các doanh nghiệp Nhật Bản đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, và mong rằng, thời gian tới, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục quan tâm, kết nối, tìm kiếm đầu tư vào tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 17.688 tỷ đồng

Bắc Ninh: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 17.688 tỷ đồng

(CLO) Theo thông tin từ Cục Thống kê Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 17.688 tỷ đồng, bằng 56,6% dự toán năm 2024 và tăng 31,7% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 5.270 tỷ đồng

Nam Định: Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 5.270 tỷ đồng

(CLO) 6 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định ước đạt 5.270 tỷ đồng, bằng 43,8% dự toán năm và tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Kinh tế vĩ mô
Kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Nam Định

Kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Nam Định

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị khẳng định, tỉnh Nam Định đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đặc biệt đã có nhiều Khu công nghiệp sẵn sàng đưa vào cung ứng phục vụ sản xuất. Vì vậy tỉnh đang đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Nam Định.

Kinh tế vĩ mô