(NB&CL) Theo các chuyên gia, việc thi 4 môn trong đó có 2 môn lựa chọn là phương án có nhiều ưu điểm, đặc biệt giúp học sinh phát huy được thế mạnh, sở trường nhưng giảm tải được áp lực thi cử vốn đã nặng nề.
Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận. Bởi, việc tổ chức thi cử như nào vừa đảm bảo tính nghiêm túc của một kỳ thi quốc gia nhưng lại không gây áp lực thi cử nặng nề đối với học sinh đang là vấn đề đặt ra.
Được biết, ban đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT với 2 phương án. Phương án 4+2, thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Phương án 3+2 các thí sinh học chương trình THPT phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả Lịch sử).
Theo Bộ GD&ĐT, kết quả khảo sát trên phạm vi cả nước với trên 130.000 cán bộ, giáo viên tham gia, có 26,41% lựa chọn phương án 4+2; 73,59% lựa chọn phương án còn lại. Còn theo khảo sát tại Hội nghị công tác quản lý chất lượng với 205 đại biểu là lãnh đạo Sở GD&ĐT và lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT có 31,2% đồng ý với phương án 4+2 và 68,8% đồng ý với phương án còn lại.
Điểm đặc biệt, trong quá trình Bộ GD&ĐT lấy ý kiến, nhiều người đề xuất thêm phương án 2+2. Tức thí sinh học chương trình THPT phải thi 4 môn, gồm 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử). Mặc dù đây là phương án ngoài dự kiến ban đầu nhưng Bộ GD&ĐT đánh giá, phương án 2+2 có nhiều ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm thực sự chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Phương án này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xin ý kiến của chuyên gia và các thầy cô giáo về các phương án thi. Ghi nhận của phóng viên Báo Nhà báo & Công luận mặc dù là phương án thi phát sinh nhưng 2+2 đang nổi lên như một sự lựa chọn phù hợp nhất đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Chị Nguyễn Quỳnh Thu ở Hà Đông, Hà Nội cho rằng, phương án thi này giúp giảm áp lực thi cử cho thí sinh. Kỳ thi tốt nghiệp hiện nay gồm 6 môn và nếu từ năm 2025 giảm còn 4 môn thì học sinh sẽ đỡ vất vả hơn trong việc ôn tập, thi cử. Theo đó, thí sinh sẽ thi trong 1,5 ngày (thay vì thi 2 ngày như hiện nay): Buổi sáng ngày thứ nhất thi môn Toán, buổi chiều thi môn Ngữ văn và buổi sáng ngày thứ 2 thi 2 môn lựa chọn (buổi chiều dự phòng). Như thế, công tác tổ chức thi và việc dự thi của thí sinh gọn nhẹ, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho học sinh, phụ huynh và xã hội. Điều này cũng phù hợp với quy định về môn học bắt buộc và môn học lựa chọn của Chương trình 2018.
Cô Phạm Ngọc Hà - Hiệu trưởng Trường THPT Công Nghiệp (TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) nhận định, phương án thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, cùng 2 môn lựa chọn phù hợp, giảm áp lực thi cử cho thí sinh, tiết kiệm thời gian, chi phí. Học sinh có thời gian ôn luyện môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Trong khi đó, thầy Nguyễn Văn Hùng - Hiệu trưởng Trường THPT Tân Sơn (huyện Tân Sơn, Phú Thọ) cũng ủng hộ phương án 2+2. Lý do thầy Hùng lựa chọn, vì phương án thi này bảo đảm đánh giá được năng lực và phẩm chất học sinh; giảm áp lực thi cử, phù hợp cho giáo viên, học sinh các trường miền núi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 cần gọn nhẹ, giảm áp lực cho học sinh.
Phân tích sâu thêm về lựa chọn phương án thi 2+2, ông Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên môn Ngữ văn Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) đánh giá ủng hộ phương án 2+2. Sở dĩ có sự ủng hộ này bởi theo ông Thống, phương án này phù hợp với tất cả các tiêu chí và nguyên tắc mà Bộ GD&ĐT nêu lên, nhất là đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW; Nghị quyết số 88/2014/QH của Quốc hội: “Gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm thời gian, đỡ tốn kém mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh”.
Vị này cho rằng, hai môn thi bắt buộc Toán và Ngữ văn là 2 môn tiêu biểu cho 2 loại tư duy, 2 lĩnh vực cơ bản và cũng là 2 môn học được nhiều nước lựa chọn thi tốt nghiệp THPT. Ngoài 2 môn bắt buộc, thí sinh sẽ lựa chọn 2 môn thi là thế mạnh của bản thân. Như vậy các trường đại học hoàn toàn có đủ cơ sở để xét tuyển đầu vào. Nếu phương án này thành hiện thực, theo ông Đỗ Ngọc Thống các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng các phương án tổ hợp theo đúng hướng lựa chọn môn học của kỳ thi tốt nghiệp THPT, như vậy sẽ đồng bộ.
Thi nhiều môn là tốn kém, không cần thiết
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, bà Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị, theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng và Nghị quyết 88 của Quốc hội là tinh giản cho học sinh. Nếu thi 4 môn học sinh sẽ thi tốt nghiệp nhẹ nhàng hơn. Em nào có khả năng, sở trường ngành học nào thì các em được lựa chọn 2 môn tự chọn. Hiện nay, tuyển sinh đại học chỉ cần 3 môn xét tuyển vì thế thi 4 môn tốt nghiệp là hợp lý.
“Đây là phương án mới, sau khi có ý kiến của nhiều chuyên gia, tôi thấy phương án mới này đáp ứng đủ yêu cầu của một kỳ thi tốt nghiệp làm căn cứ để các trường đại học tuyển sinh” - bà Lê Thị Hương phân tích.
Cũng theo vị này, việc thi 4 môn là giảm áp lực học tập cho học sinh, giảm được chi phí. “Nếu thi như vậy chỉ cần tổ chức trong 2 ngày nên rất gọn gàng” - vị này nhấn mạnh. Trước băn khoăn việc thi ít dẫn tới học tủ, học lệch bà Lê Thị Hương cho rằng, đánh giá học sinh là cả một quá trình dạy học. Môn học nào cũng quan trọng, học thi liên tục nên kiến thức các em được cập nhật liên tục.
“Quan trọng việc tổ chức dạy học như thế nào để các em tiếp cận kiến thức, hứng thú học tập và phát huy khả năng của bản thân. Còn thi chỉ là công đoạn cuối cùng nên càng tinh gọn càng tốt” - bà Lê Thị Hương nhấn mạnh.
Bà Hương cũng cho rằng, lâu nay việc thi tốt nghiệp tổ chức 6 môn, giờ giảm 4 môn có cái hay của phương án. Học sinh có năng khiếu, sở trường nào để các em có định hướng lựa chọn. Còn kiến thức cơ bản các em đã được học trên trường, thi cử chỉ là khâu cuối cùng.
Như vậy qua trao đổi với chuyên gia, học sinh và phụ huynh thấy rằng phương án thi 2+2 có nhiều ưu điểm vừa đảm bảo giảm áp lực thi cử, tiết kiệm được chi phí nhưng cũng tạo điều kiện cho các em học sinh phát huy sở trường, các trường đại học có cơ sở để đánh giá năng lực các em thông qua các tổ hợp tuyển sinh.
(CLO) Ngày 31/3, thông tin từ UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trần Duy Hưng (trú tại xã Điền Mỹ) vì hành vi phá rừng trái pháp luật. Số tiền phạt được ấn định là 37,5 triệu đồng, kèm theo yêu cầu khắc phục hậu quả.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Trần Minh Có (SN:1995, trú tại khóm Vĩnh Phú, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, từ 31/3/2025, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 50% và mặt hàng ô tô mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%.
(CLO) Những phụ phẩm từ cây trồng tưởng chừng như bỏ đi, nhưng qua bàn tay của những người yêu thiên nhiên thì một lần nữa nguyên vật liệu ấy được "tái sinh" và mang lại giá trị kinh tế cao.
(CLO) Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), ngày 31/3, TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã ngày 14/6/1972, thuộc phường Nam Ngạn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 1/4, Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cảnh báo ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Khu vực Bắc Bộ trời tiếp tục rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ.
(CLO) Chiều 31/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định về hợp nhất Báo Hà Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và công tác cán bộ.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Ngày 31/3, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Mỹ sẽ phải hứng chịu một đòn đáp trả mạnh mẽ nếu thực hiện lời đe dọa ném bom Iran mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
(CLO) Chiều 31/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 sang Bộ Công an.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết năm nay có 60 tỉnh, thành phố tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10, trong đó có 58 tỉnh lựa chọn môn thi thứ 3 là môn Tiếng Anh, chỉ có Hà Giang và Bình Thuận lựa chọn môn thứ 3 thi lớp 10 là Lịch sử và Địa lý.