Phương án thu phí xe ôtô vào trung tâm TPHCM: Coi chừng phá sản!

Thứ sáu, 03/04/2015 23:07 PM - 0 Trả lời

Phương án thu phí xe ôtô vào trung tâm TPHCM: Coi chừng phá sản!

>>



Thu phí tự động khó có thể áp dụng ở TPHCM. Ảnh: Trần Phan.

Lắp những cổng thu phí tự động trên đường phố

Thực hiện Nghị quyết 16 của Chính phủ năm 2008 về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông, UBND thành phố đã giao Viện Nghiên cứu phát triển thành phố nghiên cứu quy hoạch hệ thống các trạm thu phí giao thông điện tử (ERP) trên địa bàn, theo hướng số tiền phải trả để sử dụng một tuyến đường phụ thuộc vào mức độ ùn tắc giao thông trên tuyến, góp phần hạn chế xe cá nhân.

Mới đây, thành phố cũng cho phép Cty cổ phần công nghệ Tiên Phong thực hiện nghiên cứu dự án đầu tư hệ thống kiểm soát và thu phí tự động đối với xe ôtô khi đi vào trung tâm thành phố (theo hình thức BOT). Những đề xuất cụ thể về vị trí đặt trạm, hình thức thu phí tự động đối với địa bàn TPHCM như thế nào, hiện Cty Tiên Phong vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Tuy nhiên, theo ông Trần Quang Phượng - GĐ Sở GTVT, giải pháp ERP đã được Singapore và thành phố London (Anh) áp dụng hiệu quả. Riêng tại Singapore đã giảm được khoảng 20% số lượng xe đi vào khu vực trung tâm. Về nguyên tắc, hệ thống được tiến hành qua 3 bộ phận chính: Các cổng ERP kiểm soát lưu thông đặt trên các tuyến đường hay xảy ra ùn tắc; thiết bị thu phí gắn trên phương tiện và thẻ nạp tiền; hệ thống máy tính trung tâm để kiểm soát.
 
Với hệ thống thu phí này, chủ phương tiện chỉ cần đến ngân hàng phát hành thẻ nạp tiền vào thẻ, khi phương tiện chạy qua vị trí đặt cổng ERP, thiết bị thu phí gắn trên phương tiện sẽ tự động nhận dạng và trừ tiền trong thẻ. Nếu thẻ không đủ tiền hay phương tiện không gắn thiết bị thu phí chạy qua cổng ERP sẽ bị camera đặt tại đây thu hình ảnh về trung tâm kiểm soát và gửi thông báo yêu cầu nộp phạt đến các lái xe vi phạm.

Ngoài ra, hệ thống ERP có thể lập trình hoạt động thu phí tự động trong những quãng thời gian nhất định trong giờ cao điểm, còn ngoài giờ cao điểm các xe vẫn lưu thông bình thường không bị thu phí.

Không thể áp dụng với tình hình giao thông tại TPHCM

Một số chuyên gia về giao thông thừa nhận, giải pháp ERP áp dụng ở một số nước đã mang lại hiệu quả, nhưng không phải vì thế mà bê nguyên xi về áp dụng cho đô thị TPHCM, do điều kiện đường sá, giao thông tại TPHCM rất phức tạp. Tiến sĩ Phạm Xuân Mai (ĐH Bách khoa TPHCM) cho rằng, cần xem xét lại tính khả thi nếu áp dụng hệ thống ERP tại TPHCM.

Bởi vì, chi phí đầu tư hệ thống ERP rất tốn kém, chỉ riêng mỗi thiết bị thu phí và thẻ nạp tiền gắn trên phương tiện khá cao, có thể lên đến vài triệu đồng nên người dân khó chấp nhận. Ngoài ra, các cổng kiểm soát gắn trên đường, hệ thống máy tính trung tâm chi phí đầu tư cũng rất lớn (vài trăm triệu USD - PV tham khảo chi phí đầu tư tại Singapore), thành phố đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tư không?

Một yếu tố khó khả thi khác là để đi vào trung tâm TPHCM hiện nay, ngoài những trục đường chính, còn có hàng loạt đường nhánh, đường hẻm; do đó khi thành phố lắp đặt những trạm ERP ở trục đường có mức độ ùn tắc cao sẽ dẫn đến tình trạng nhiều chủ xe phản ứng, né trạm kiểm soát bằng cách đi vào các đường nhánh, đường hẻm, từ đó có thể xảy ra ùn tắc giao thông ở những khu vực mới này.

Một số chuyên gia giao thông (thuộc Hội Cầu đường cảng TPHCM) còn cho biết thêm, giải pháp ERP chỉ áp dụng hiệu quả ở một số đô thị tiên tiến (Singapore, London), với thiết bị công nghệ hiện đại, có làn đường dành riêng cho từng loại xe, chứ không phải các dòng xe trộn lẫn và rối loạn như tại TPHCM.

Thêm vào đó, những trường hợp không lắp đặt thiết bị gắn trên xe hoặc thẻ không nạp đủ tiền vẫn cho xe lưu thông vào các tuyến đường có cổng kiểm soát ERP, thì việc kiểm soát cũng khó thực hiện được đối với TPHCM. Đặc biệt, với tình trạng ùn tắc, các xe ôtô nối đuôi nhau kéo dài, che khuất biển kiểm soát xe thì các camera quan sát khó mà nhận dạng xe vi phạm để làm cơ sở gửi thông báo yêu cầu nộp phạt.

Việc xử phạt vi phạm trật tự ATGT qua hình ảnh camera vừa qua cũng đã được TP áp dụng, nhưng tỉ lệ đối tượng vi phạm chấp hành nộp phạt khá thấp và cơ quan chức năng cũng đành... chịu.

Theo đại biểu HĐND Đặng Văn Khoa, việc thành phố giao cho một đơn vị nghiên cứu dự án đầu tư hệ thống kiểm soát và thu phí tự động đối với xe ôtô tại trung tâm là điều tốt. Nhưng dự án nghiên cứu xong nên để sẵn vào... "kho", đợi 5 - 6 năm nữa khi nào khả thi thì mới đem ra áp dụng, còn áp dụng vào thời điểm hiện nay dễ dẫn đến phá sản.

(Theo Lao động)

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn