(CLO) Các đồng minh của Ukraine muốn áp giá dầu Nga nhanh nhất có thể, tuy nhiên, hiện giờ họ vẫn chưa thể thống nhất con số thực sự sẽ gây áp lực lên Điện Kremlin.
Nga: Áp trần giá dầu gây tổn hại đến thị trường
Trong năm nay, các nền kinh tế lớn nhất phương Tây đã đồng ý áp trần giá xuất khẩu dầu mỏ của Nga và tuyên bố sẽ đưa ra các chi tiết vào đầu tháng 12. Động thái này nhằm mục đích giảm dòng vốn chảy vào Nga mà không gây thêm căng thẳng cho nền kinh tế toàn cầu bằng cách giảm hơn nữa nguồn cung cấp năng lượng. Nhưng khi “giờ vàng đã điểm”, các quốc gia vẫn đang tranh cãi về việc nên đặt mức giới hạn nào.
Trong tuần này, các báo cáo phương tiện truyền thông từ một cuộc họp của các nhà ngoại giao châu Âu chỉ ra rằng dầu của Nga có thể được giới hạn ở mức từ 65 USD - 70 USD/thùng. Tuy nhiên, phạm vi này đang gây tranh cãi vì mức giá này tiệm cận với giá thị trường hiện tại của dầu thô Nga. Điều đó đồng nghĩa với việc khó hạn chế tổn thất cho Nga.
Các đoàn tàu chở dầu của Nga dừng đỗ tại một nhà ga ở Moscow. Ảnh: GettyImages.
Helima Croft, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa tại RBC Capital Markets, cho biết: Ở mức giá này, mục tiêu sẽ là giảm lạm phát thay vì giảm doanh thu của Nga.
Vào đầu tháng 11, một thùng dầu thô Urals của Nga có giá chỉ hơn 70 USD, thấp hơn khoảng 24 USD so với dầu Brent - tiêu chuẩn quốc tế.
Trong khi đó, việc đặt giá thấp hơn có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu - đặc biệt nếu Nga trả đũa. Nếu đất nước xứ sở bạch dương cắt giảm sản lượng nhiều hơn dự kiến, động thái này sẽ đẩy giá nhiên liệu lên, làm lu mờ nỗ lực "ghìm cương" lạm phát của nhiều nước trên thế giới.
Trước đó, ngày 24/11, Tổng thống Nga Putin tuyên bố rằng các kế hoạch của phương Tây nhằm đưa ra mức trần giá dầu sẽ gây ra “hậu quả nghiêm trọng” đối với thị trường năng lượng.
Mức giá áp trần cuối cùng sẽ là bao nhiêu?
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen chia sẻ rằng bà “tin tưởng rằng châu Âu sẽ sớm thông qua mức áp trần giá toàn cầu đối với dầu của Nga cùng với G7 và các đối tác lớn khác”. Bên cạnh đó, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết các cuộc đàm phán về giới hạn giá dầu đang diễn ra.
Các nước đồng minh Ukraine rất muốn đạt được thỏa thuận trên trước ngày 5/12, khi lệnh cấm vận của châu Âu đối với dầu thô của Nga vận chuyển bằng đường biển có hiệu lực. Đó là vì gói trừng phạt của EU cũng bao gồm lệnh cấm cung cấp bảo hiểm và các dịch vụ khác cho các tàu chở dầu thô của Nga.
Điều này sẽ khiến các khách hàng của Nga như Trung Quốc và Ấn Độ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp tục nhập khẩu hàng triệu thùng dầu mỗi ngày. Hầu hết các công ty bảo hiểm chi trả cho việc vận chuyển dầu thô đều có trụ sở tại châu Âu hoặc Vương quốc Anh đang hợp tác với Brussels.
Việc giới hạn giá dầu nhằm mục đích sửa đổi chính sách đó. Dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm có thể được cung cấp cho các tàu chở dầu vận chuyển dầu của Nga - miễn là chúng được mua bằng hoặc thấp hơn mức giá trần do các quốc gia phương Tây thiết lập.
Ủy ban châu Âu đã giải thích: “Điều này sẽ giúp giảm doanh thu của Nga hơn nữa, đồng thời giữ cho thị trường năng lượng toàn cầu ổn định thông qua việc tiếp tục cung cấp”. “Do đó, sẽ giúp giải quyết lạm phát và giữ ổn định chi phí năng lượng vào thời điểm mà chi phí cao - đặc biệt giá nhiên liệu tăng cao là một mối quan tâm lớn”.
Thêm vào đó, ngân sách của Nga bao gồm dự báo rằng dầu sẽ được xuất khẩu với mức giá trung bình khoảng 70 USD/thùng vào năm 2023. Nếu nước này có thể đạt được mức giá đó trên thị trường, nước này có thể tiếp tục chi tiêu theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết hôm 25/11 rằng mức áp trần giá dầu mỏ của Nga nên được đặt ở mức 30 USD.
Tuy nhiên, nếu giá quá thấp, Nga có thể đình công và cắt giảm sản xuất. Điều đó có thể làm rung chuyển thị trường, do xuất khẩu của Nga vào năm 2022 ước tính đạt khoảng 9,7 triệu thùng mỗi ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Con số này cao hơn so với năm 2021.
Mức giá không phải là vấn đề duy nhất. Việc thiết lập một phạm vi tĩnh cho giới hạn giá - trái ngược với việc thiết lập mức chiết khấu thả nổi đối với dầu thô của Nga được chốt ở nơi dầu Brent đang giao dịch - có thể gây ra các vấn đề hậu cần, vì chúng sẽ cần phải được điều chỉnh thường xuyên.
Một số nhà phân tích cho rằng giá trần cuối cùng sẽ ít quan trọng hơn lệnh cấm vận dầu mỏ của châu Âu. Khối này đã mua khoảng 2,4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày của Nga và Moscow sẽ sớm buộc phải tìm kiếm khách hàng mới. Điều này có thể đẩy giá dầu cao hơn bất kể điều gì.
“Do lệnh cấm vận dầu của EU và giá trần theo kế hoạch đối với dầu từ Nga, sản lượng dầu được xuất ra thị trường có khả năng bị cắt giảm đáng kể,” Commerzbank cho biết trong một lưu ý cho khách hàng. “Điều này sẽ khiến giá dầu Brent tăng trong những tuần tới.”
Các cuộc đàm phán về việc áp trần giá dầu ngày 25/11 đã bị hoãn lại. Để EU có thể áp giá trần với dầu mỏ Nga nhập khẩu, toàn bộ các nước thành viên EU phải đồng thuận với mức giá đó. Dự kiến, khối đang rất "đau đầu" để đưa ra lựa chọn "vẹn cả đôi đường".
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
Ngày 3/04, Nam A Bank phối hợp Trung tâm nghiên cứu - Ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an chính thức triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID.
Với hơn 860 Cửa hàng xăng dầu (CHXD) cùng gần 4.000 cửa hàng trưởng và nhân viên bán hàng trải dài khắp cả nước, PVOIL không chỉ là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam, mà còn là thương hiệu được khách hàng biết đến bởi sự chuyên nghiệp, tận tâm và đáng tin cậy trong chất lượng phục vụ.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
Toàn bộ gói cước mới của Viettel có tốc độ từ 300Mbps trở lên và được trang bị miễn phí modem WiFi6 sẽ đánh dấu bước tiến trong việc cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao tại Việt Nam.
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
Chủ động thực thi chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là minh chứng rõ nét cho sự vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc của Agribank trong việc cụ thể hóa chủ trương lớn của Chính phủ mà còn là hành động thiết thực góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng nghìn lao động trẻ trên khắp cả nước.