Viện nghiên cứu cơ khí "vừa đá bóng vừa thổi còi"?

21/10/2015 15:54

Theo ý kiến của cơ quan chức năng, đơn vị năng lực yếu kém nhưng lại được ôm đồm nhiệm vụ quá sức, làm theo kiểu “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, điển hình như Viện nghiên cứu cơ khí (Narime) – đây chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ làm trái yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc nội địa hoá trên 60% đối với nhà máy nhiệt điện Sông Hậu nhưng mới đạt 20,6%. Dưới con mắt của các chuyên gia trong ngành cơ khí, những chiêu trò của Narime cũng dần được hé lộ.

(CLO) Theo ý kiến của cơ quan chức năng, đơn vị năng lực yếu kém nhưng lại được ôm đồm nhiệm vụ quá sức, làm theo kiểu “vừa đá bóng, vừa thổi còi” như Viện nghiên cứu cơ khí (Narime) – đây chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ làm trái yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc nội địa hoá trên 60% đối với nhà máy nhiệt điện Sông Hậu nhưng mới đạt 20,6%. Dưới con mắt của các chuyên gia trong ngành cơ khí, những chiêu trò của Narime cũng dần được hé lộ.

Sự im lặng khó hiểu...

Viện nghiên cứu cơ khí (Narime) là một đơn vị trực thuộc Bộ Công thương. Thời gian gần đây, nhiều ý kiến nghi ngại về việc doanh nghiệp này nhận được gói thầu khủng tại Dự án Nhà máy nhiệt điện sông Hậu. Điều tra của PV cho thấy, Narime vừa là đơn vị được giao làm nhiệm vụ tư vấn thiết kế nhưng đồng thời lại là đơn vị chế tạo thi công. Rõ ràng đây là hình thức làm việc theo kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Theo hồ sơ năng lực chế tạo thiết bị nhà máy nhiệt điện của Narime số 694/TMT-NCCK trình Bộ Công thương ngày 7/8/2015 thì bộ phận sản xuất của Narime chỉ có 25 lao động gồm: 10 thợ hàn, 4 thợ gia công cơ khí, 10 thợ lắp đặt, 1 thợ điện; danh mục máy móc và trang thiết bị phục vụ sản xuất hiện có được 13 máy công cụ thì có 8 máy móc lạc hậu từ thời Liên Xô cũ. Thế nhưng nhưng không hiểu sao, đơn vị trực thuộc Bộ Công thương này nhận được gói thầu cực lớn tại Dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1(?)

Theo báo cáo của vụ chức năng Bộ Công thương thì Narime nhận được gói thầu Hệ thống vận chuyển than có giá trị thiết bị theo hợp đồng EPC là 58.601.818 USD, phần gia công chế tạo trong nước của gói thầu này là 330 tỉ đồng. Như vậy, chỉ riêng Narime đã thâu tóm tới 26,77 % tỉ trọng phần gia công trong nước /20,6% giá trị khối lượng công việc do các đơn vị cơ khí trong nước thực hiện tại dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1.

[caption id="attachment_53735" align="aligncenter" width="640"]Song hau2 Một góc Dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1[/caption]

Điều khó lý giải là với năng lực như thế nhưng không hiểu sao Narime có thể thực hiện chế tạo thiết bị cơ khí với tổng doanh thu năm 2014 lên tới trên 740 tỉ đồng? Lạ hơn nữa là doanh thu như thế nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 11,7 tỉ đồng? Trong khi đó, thực tế đã có nhiều doanh nghiệp cơ khí đã thực hiện đầu tư chiều sâu hàng nghìn tỷ đồng thiết bị, máy móc và có lực lượng nhân lực hùng hậu hàng nghìn kỹ sư, công nhân kỹ thuật không được tham gia chế tạo thiết bị nhà máy nhiệt điện.

Thực tế năng lực của Narime chỉ lèo tèo vài chục công nhân với những cỗ máy cũ kỹ nên đơn vị này chủ yếu nhận thầu rồi chia nhỏ để ký kết với các đơn vị khác để ăn “hoa hồng”. Theo đó, Narime đã từng làm việc này tại một số dự án khác chứ không riêng gì Dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1. Không những thế, đơn vị này còn được giao xây dựng mức giá cho các gói thầu của Dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1. Những góc khuất này đã được đại diện nhiều đơn vị chất vấn ở nhiều cuộc họp liên quan đến dự án. Theo báo cáo tại cuộc họp ngày 20/7/2015, được biết, hiện Bộ Công thương đang phối hợp với Bộ Xây dựng tiến hành thẩm định lại định mức dự toán theo quy định tại Nghị định 32/2015 ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư và xây dựng. Một chuyên gia trong ngành cơ khí cho rằng, với năng lực hiện tại như Narime, chỉ có thể gia công được khoảng 100 tấn/năm là cùng.

Liên quan đến những "lùm xùm" kể trên, các PV đã nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Chỉ Sáng - Viện trưởng Viện nghiên cứu cơ khí (Narime) nhưng ông này đều từ chối.

Dự án còn nhiều "chuyện lùm xùm"

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước từng bước nâng cao năng lực, tiến tới làm chủ công nghệ thiết kế và chế tạo thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1791 (ngày 29/11/2012) ohê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012 – 2025.

Theo đó tại dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 (xây dựng tại tỉnh Hậu Giang) phải đảm bảo tỉ lệ giá trị thiết bị chế tạo do các doanh nghiệp cơ khí trong nước thực hiện không dưới 50%.

Mặc dù chỉ đạo của Chính phủ rất rõ ràng tại QĐ1791 và các đơn vị trên phải có nghĩa vụ thực hiện chủ trương đúng đắn đó, nhưng sau nhiều tháng triển khai đến nay, tỉ trọng phần gia công trong nước mà các doanh nghiệp trong nước thực hiện mới chỉ đạt khoảng 20,6%.

Thông tin với các cơ quan báo chí, ông Đào Phan Long - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội cơ khí Việt Nam (VAMI) cũng thừa nhận có tới 80% gói thầu của Dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đang có nguy cơ rơi vào tay người nước ngoài. Điển hình như doanh nghiệp Doosan Vina do người Hàn Quốc làm chủ đã chiếm 1tỷ/1,5 tỷ USD của dự án. Ngoài ra, ông Long cũng cho biết: Dự án xây dựng nhà máy chưa đâu vào đâu và còn nhiều chuyện lùm xùm.

Những biểu hiện khuất tất, "bán cái" "ăn hoa hồng" của Viện nghiên cứu cơ khí đã không qua khỏi con mắt của các chuyên gia trong ngành cơ khí. Những góc khuất đã được các chuyên gia ngành cơ khí lật tẩy tại nhiều cuộc họp. Để khắc phục tình trạng không đảm bảo, làm trái yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1791, mới đây Bộ Công thương đã bổ sung thêm 3 doanh nghiệp có khả năng cung ứng các thiết bị cho Dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu, cụ thể là Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung có trụ sở tại Ninh Bình, Công ty chế tạo bơm Hải Dương, Cty CP Kết cấu thép và Thiết bị nâng.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tăng Cường, Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung nói: “Với đội ngũ kỹ sư được đào tạo bài bản cùng hàng trăm công nhân có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành cơ khí và hệ thống nhà xưởng được đầu tư trang thiết bị máy móc tiên tiến hiện đại, đơn vị có thể tham gia chế tạo tới 80% các gói thầu của Dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1. Xí nghiệp đã chế tạo thành công cẩu trục 1.200 tấn cho nhà máy thuỷ điện Sơn La và Lai Châu thì việc chế tạo các thiết bị trong nhà máy nhiệt điện là trong tầm tay”. Ông Cường cho rằng, việc tham gia các gói thầu của ngà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động mà còn đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước, hướng tới làm chủ khoa học công nghệ, chấm dứt việc đi làm thuê cho người nước ngoài.

Nhóm PVPL

[su_note note_color="#fcfee9"]Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công thương: “Đánh giá khả năng cạnh tranh của các DN cơ khí VN khi thực hiện từng hạng mục, từng thiết bị”… “Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá trên, đề xuất bổ sung các thiết bị có thể thiết kế, chế tạo trong nước ở nhà máy nhiệt điện; bổ sung các DN cơ khí khác có năng lực và các dự án nhà máy nhiệt điện dự kiến thực hiện. Thực hiện các thủ tục theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung, điều chỉnh QĐ 1791” (Kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Thông báo số 241/TB-VPCP ngày 23/7/2015).[/su_note]

tranlinh