Đại hội cổ đông Vinamilk: Cần hài hòa lợi ích các cổ đông
Phía sau những căng thẳng gay gắt tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) 2015 của Công ty CP Sữa Việt Nam (VNM) cho thấy những bất cập trong quản lý vốn Nhà nước cũng như hài hòa quyền lợi của các nhóm cổ đông, trong đó có cổ đông Nhà nước.
Phía sau những căng thẳng gay gắt tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) 2015 của Công ty CP Sữa Việt Nam (VNM) cho thấy những bất cập trong quản lý vốn Nhà nước cũng như hài hòa quyền lợi của các nhóm cổ đông, trong đó có cổ đông Nhà nước.
Bùng nổ những tranh cãiNếu VNM chỉ là DN nhỏ, làm ăn kém hiệu quả, câu chuyện sẽ không ầm ĩ và nóng như vậy. Song đây là DN sữa lớn nhất cả nước và luôn kinh doanh hiệu quả, đem lại nguồn lợi rất lớn cho cổ đông cũng như những người có quyền lực điều hành Công ty. Và không phải đến 2 năm gần đây, mâu thuẫn giữa Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC), đơn vị quản lý vốn Nhà nước, hiện đang sở hữu 45% vốn tại Công ty và Hội đồng Quản trị mới bùng nổ. Mâu thuẫn đã âm ỉ từ rất lâu, theo các nguồn tin từ hai DN, xuất phát từ những quan điểm quản trị DN khác nhau và sự tôn trọng cá nhân giữa những người lãnh đạo hai DN.
Tại ĐHCĐ 2015, các đề xuất của SCIC bao gồm bầu thêm một thành viên độc lập vào Hội đồng quản trị (HĐQT), Trưởng ban kiểm soát phải làm việc chuyên trách tại công ty, sửa đổi điều lệ công ty với nội dung “việc đương nhiên mất tư cách thành viên HĐQT, ban kiểm soát trong trường hợp thành viên đó không còn được cử làm đại diện của cổ đông tổ chức” đã bị ĐHĐCĐ phủ quyết. Nhân vật nổi lên rõ nhất trong những vấn đề trên là bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VNM. Bà Liên hiện đang là 1 trong 3 người đại diện cho phần vốn Nhà nước, tức phần vốn mà SCIC quản lý. Song bà Liên hiện giờ không có được sự ủng hộ của SCIC. Khi đưa ra đề xuất trên, có lẽ SCIC muốn rằng khi bà không còn đại diện cho phần vốn Nhà nước (bà Liên cũng đã qua tuổi nghỉ hưu), SCIC sẽ cử người khác thay thế. Trong trường hợp đó, bà Liên đương nhiên mất tư cách thành viên HĐQT. Tuy nhiên, xét về thông lệ quản trị DN hiện đại, đề xuất này không phù hợp. Đứng ở góc độ quy định pháp lý của Luật DN, đề xuất này đã được luật sư có mặt tại Đại hội cho rằng không mấy hợp lý. Bởi lẽ, thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát là do ĐHĐCĐ bầu ra, việc bãi miễn họ (nếu chưa hết nhiệm kỳ) cũng phải do ĐHĐCĐ thực hiện. ĐHCĐ của VNM khép lại song dư âm của nó vẫn còn rất nhiều.Bảo vệ lợi ích Nhà nướcDư âm lớn nhất đặt ra là câu chuyện quản lý vốn Nhà nước làm sao để thực sự là bảo vệ quyền lợi của Nhà nước chứ không làm lợi cho bất cứ cá nhân nào. Diễn biến ĐHCĐ 2015 của Công ty CP Sữa Việt Nam khiến không ít nhà đầu tư lo ngại. Liệu khi cuộc chiến này ngày một gay gắt có dẫn đến khủng hoảng nhân sự cấp cao tại VNM? Khi “trong không ấm”, liệu ban điều hành VNM có mất động lực để cống hiến, giúp DN có được kết quả kinh doanh tốt nhất? Thực tế tại nhiều DN niêm yết đã cho thấy, trong giai đoạn bất ổn của DN, kết quả kinh doanh thường không đạt mức kỳ vọng và không phản ánh được hết tiềm năng mà DN có thể đạt được. Trong trường hợp của VNM, nếu mọi việc diễn biến không thuận lợi, cổ đông lớn nhất là Nhà nước hay nói đúng hơn ngân sách Nhà nước sẽ bị thiệt hại lớn nhất.
![]() Dây chuyền sản xuất sữa hộp của Công ty CP Sữa Việt Nam. |
Đáng ra, với vai trò chiếm tới 45,05% vốn điều lệ, SCIC phải cùng tham gia và ủng hộ các chiến lược để phát triển công ty, theo hướng vì quyền lợi chung của Vinamilk và của các cổ đông, trong đó có quyền lợi của SCIC. Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại các DN là tiền của Nhân dân, bởi vậy cần đưa ra giải pháp để DN kinh doanh hiệu quả. Chuyên gia kinh tếLê Đăng Doanh Thay vì “quan tâm sâu sắc” đến Vinamilk, SCIC nên chăng tập trung tham gia hỗ trợ DN, nhất là các TĐ, TCT xử lý nợ và tham gia tái cơ cấu DN. Dư luận đã không ít lần lên tiếng về việc thoái bớt vốn Nhà nước tại Vinamilk, lấy tiền đó đầu tư cho y tế, giáo dục hay cơ sở hạ tầng bởi sữa không phải là lĩnh vực Nhà nước cần nắm quyền kiểm soát chi phối. Nhà nước không nên đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác có những lợi thế đầu tư. Theo báo cáo tài chính của Vinamilk, năm 2014 số tiền mà công ty trả cổ tức cho SCIC là 1.502 tỷ đồng, tương ứng 30% tổng lợi nhuận của SCIC năm 2014.Chuyên gia kinh tếBùi Kiến Thành |
- Theo ktdt.vn