Người bảo vệ Bác Hồ trên Lễ đài độc lập

31/08/2015 09:11

Trên Lễ đài độc lập tại vườn hoa Ba Đình ngày 2/9/1945, các bức ảnh và thước phim ghi lại buổi lễ đều có rất rõ cảnh có một người cầm ô che nắng cho Hồ Chủ tịch khi Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Đó là người bảo vệ trực tiếp cho Bác. Nói theo ngôn ngữ hiện đại là bảo vệ tiếp cận. Người có vinh dự đặc biệt này là ông Chu Đình Xương, khi đó là Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc bộ (sau là Sở Công an Bắc bộ).

CLO - Trên Lễ đài độc lập tại vườn hoa Ba Đình ngày 2/9/1945, các bức ảnh và thước phim ghi lại buổi lễ đều có rất rõ cảnh có một người cầm ô che nắng cho Hồ Chủ tịch khi Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Đó là người bảo vệ trực tiếp cho Bác. Nói theo ngôn ngữ hiện đại là bảo vệ tiếp cận. Người có vinh dự đặc biệt này là ông Chu Đình Xương, khi đó là Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc bộ (sau là Sở Công an Bắc bộ).

[caption id="attachment_40241" align="aligncenter" width="660"]Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập (ông Chu Đình Xương là người cầm ô)- Ảnh: TTXVN Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập (ông Chu Đình Xương là người cầm ô)- Ảnh: TTXVN[/caption]

Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện công khai trước quốc dân đồng bào. Khi đó tuy chính quyền đã về tay nhân dân nhưng tại Hà Nội, quân Nhật vẫn còn đóng với đầy đủ vũ khí, các đảng phái phản động vẫn còn. Việc bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại lễ Độc lập được đặt lên hàng đầu. Trọng trách đặc biệt này được giao cho ông Chu Đình Xương, người mấy ngày trước đó Ủy ban nhân dân Bắc bộ cử làm Giám đốc Sở Liêm phóng ở tuổi 32. Đẹp trai, giỏi tiếng Pháp và giỏi võ, dường như không ai thích hợp hơn ông Chu Đình Xương ở vị trí bảo vệ an toàn cho vị lãnh tụ.

Không chỉ được giao bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời tham gia buổi Lễ tuyên ngôn độc lập, ông Chu Đình Xương còn được giao nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho hàng vạn quần chúng tham dự tại lễ Độc lập. Ngay khi nhận nhiệm vụ, trong vai trò cao nhất bảo đảm an ninh của buổi lễ, ông Xương đã trực tiếp tới tận hiện trường để bố trí các vòng bảo vệ lễ đài.

[caption id="attachment_40249" align="aligncenter" width="640"]Ông Chu Đình Xương (thứ hai từ trái qua), Giám đốc Công an Miền nam Trung bộ, năm 1948 cùng một số lãnh đạo UB kháng chiến Miền nam Trung bộ. Ảnh do gia đình cung cấp. Ông Chu Đình Xương (thứ hai từ trái qua), Giám đốc Công an Miền nam Trung bộ, năm 1948 cùng một số lãnh đạo UB kháng chiến Miền nam Trung bộ. Ảnh do gia đình cung cấp.[/caption]

1h30 chiều ngày 2/9/1945, đoàn xe gồm 3 chiếc Citroen đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời từ Bắc bộ phủ trên đường Ngô Quyền rẽ ra tuyến phố Tràng Tiền - Tràng Thi - Điện Biên Phủ ngày nay tiến về Quảng trường Ba Đình. Xe chở Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thứ ba trong đoàn. Ông Xương ngồi cùng xe với Bác. Dọc tuyến đường đi, các lực lượng bảo vệ công khai và bí mật đã được bố trí từ đêm hôm trước.

Buổi lễ Độc lập không có tuyên bố lý do như thường lệ mà đi thẳng ngay vào giới thiệu các thành viên Chính phủ lâm thời. Trên lễ đài, Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố với quốc dân đồng bào và toàn thể thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Giữa quảng trường nắng thu vàng rực rỡ, vốn là người cẩn thận, ông Chu Đình Xương không quên mang theo chiếc ô để che nắng cho Bác, khi Bác đứng trên lễ đài đọc Tuyên ngôn độc lập.  Kết thúc buổi lễ, lực lượng bảo vệ đưa Bác và các thành viên Chính phủ lâm thời về lại Bắc Bộ phủ. Đây là chỗ ở và làm việc công khai của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946.

Quang Lộc

Ông Chu Đình Xương sinh năm 1913, tại xã Thái Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Năm 25 tuổi, ông tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 3/1945, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Sơn La về Hà Nội và tiếp tục hoạt động cách mạng. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được Đảng cử làm Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc bộ và sau đó là Giám đốc Sở Công an Bắc bộ. Từ tháng 6/1946 đến tháng 7/1954, ông kinh qua nhiểu chức vụ của Bộ Công an. Từ năm 1955, ông chuyển sang làm việc tại Bộ Văn hóa.

vdien