Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

24/01/2016 13:36

Năm Ất Mùi-2015 đã ở lại phía sau. Cả nước hân hoan, hồ hởi mừng đón năm Bính Thân- 2016- mùa Xuân thứ 30 của sự nghiệp Đổi Mới do Đảng ta khởi xướng, dẫn đường. Năm 2015 dẫu rằng cả nước phải tần tảo lo toan cuộc sống, nhưng thành tựu đem về không hề nhỏ. Nền kinh tế nước nhà sau ít năm phát triển chững lại, năm con dê Ất Mùi bắt đầu khởi sắc, đậm yếu tố của tăng tốc, của phát triển.

(NBCL) Năm Ất Mùi-2015 đã ở lại phía sau. Cả nước hân hoan, hồ hởi mừng đón năm Bính Thân- 2016- mùa Xuân thứ 30 của sự nghiệp Đổi Mới do Đảng ta khởi xướng, dẫn đường. Năm 2015 dẫu rằng cả nước phải tần tảo lo toan cuộc sống, nhưng thành tựu đem về không hề nhỏ. Nền kinh tế nước nhà sau ít năm phát triển chững lại, năm con dê Ất Mùi bắt đầu khởi sắc, đậm yếu tố của tăng tốc, của phát triển.

Bởi thế GDP cả nước đạt 6,5%. Lạm phát được kiềm chế. Kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Trên diễn đàn Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ 10), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo tỷ lệ hộ nghèo cả nước chỉ còn 12% (theo chuẩn mới). Hội nhập kinh tế quốc tế trong cái chợ lớn của toàn cầu hóa tăng cao. Cá ngừ đại dương, cả rơm rạ nữa của vựa lúa ĐBSCL lên đường đi Nhật Bản của xứ Phù tang; Nơi ấy mỗi năm cần 22 vạn tấn rơm. Trên đất Tiên Điền của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) dân chúng cùng cả nước và thế giới mừng vui tôn vinh Đại thi hào Nguyễn Du là Danh nhân Văn hóa thế giới. Đây đó người ta lẩy Kiều “Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh…” Chủ nghĩa nhân văn, coi trọng nhân phẩm con người, quyền sống của con người được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945; Hiến pháp năm 2013 một lần nữa được khẳng định quyền thiêng liêng ấy ở tầm cao.

Thời điểm ấy, ở tận Thủ đô Paris của nước Pháp có hai sự kiện: Một là, người đứng đầu Chính phủ ta, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự hội nghị COP 21 về biến đối khí hậu đã cam kết giảm 8% tỷ lệ hội chứng nhà kính, đóng góp tiền để thế giới chung tay khắc phục biến đổi khí hậu trong điều kiện đất nước còn khó khăn. Hai là Tổ chức Văn hóa- Khoa học của UNESCO ra quyết định công nhận Trò chơi kéo co truyền thống của người Việt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thú vị thật. Nhã nhạc cung đình, Quan họ, hát Then, Ví giặm, Đờn ca tài tử đến Thánh địa Mỹ Sơn hay Vịnh Hạ Long… trở thành di sản văn hóa của nhân loại đã đành, nay trò chơi dân gian kéo co cũng là di sản đại diện, di sản tiêu biểu.

[caption id="attachment_78596" align="aligncenter" width="633"]2 Lễ thượng cờ ASEAN tại Hà Nội ngày 31/12/2015.[/caption]

Điều đó nói với chúng ta rằng, nền văn hóa lúa nước, văn hóa cầm đũa, văn minh sông Hồng trải mấy nghìn năm lịch sử là một trong những bản tráng ca của người Việt. Chỉ thế thôi cũng thừa sức đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược ngoại bang... Bởi vì xâm lược đất đai, biển đảo cũng chính là xâm lược một nền văn hóa từng trải. Vậy chi cuộc sống đương đại của người Việt chúng ta trong gian lao để dựng xây cơ đồ, chấn hưng đất nước sau 30 năm chiến tranh tàn khốc, cả nước bị bao vây cấm vận… đâu chỉ có gạo cơm, mà còn ắp đầy hoa hồng, của yêu thương và chung thủy. Phải chăng đó là hoa trái của 29 năm đất nước đi qua Đổi Mới. Đó là điều khẳng định trong thực tiễn của đời sống xã hội, được thế gian thừa nhận, được ghi vào Báo cáo chính trị của Đảng ta tại Đại hội XII. Mùa Xuân này, Bính Thân- 2016 mở đầu bằng một sự kiện khai mạc Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ khai hội.

Những quyết sách quan trọng, hiện thực và khả thi của Đại hội là sợi chỉ đỏ để toàn dân, toàn Đảng, toàn quân hướng tới những gì là tốt đẹp nhất, để cho ta niềm tin, khát vọng và ước mơ về cuộc đời mới, thanh tao, giản dị mà ấm nồng chủ nghĩa nhân văn của người Việt trải mấy nghìn năm lịch sử chỉ với 100 người con trai, con gái chia nhau lên rừng, xuống biển dựng xây cơ đồ; trong khi chàng trai 3 tuổi Thánh Gióng phi mã đánh đuổi giặc Ân đến từ phương Bắc. Có thể nghĩ rằng, chẳng có đâu như đất và người ở xứ ta, trời đất sinh ra đã liên tục, từ thế hệ này đến thế hệ khác một lòng, một dạ kiên trinh trong sáng tạo để chống giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt… cuối cùng đều hát khúc khải hoàn trong khúc dân ca Quan họ, Ví giặm, Then, Chèo, Xẩm… thi thoảng pha nhạc giao hưởng của thế giới đương đại.

Giá như thiên thời, địa lợi, nhân hòa, năm 2020 đất nước của con Hồng cháu Lạc vốn sinh ra từ huyền thoại bọc trăm trứng sẽ là mùa Xuân thực sự rạng ngời sau 71 năm đi qua cuộc trường chinh giữ nước, phát triển đất nước, hội nhập kể từ mùa Thu Cách mạng tháng Tám long trời, lở đất năm bốn lăm Ất Dậu. Nhưng phía trước là mùa Xuân Bính Thân-2016 đang chờ đón chúng ta. Một nước Việt Nam mới, một mùa Xuân mới lại về trong ngập tràn hứa hẹn, đan xen thách thức. Nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm/ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?/ Chưa đâu! Và trong những ngày đẹp nhất khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc/ Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn/ Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào Cửa Bắc/ Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng".

Hà Nội cận Tết Bính Thân.

Nguyễn Xuân Lương

phuochai