Hàng trăm tỷ đồng của nhà nước tại Tổng Cty Vật tư Nông nghiệp “biến” đi đâu?
Tổng Cty Vật tư Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân bón, hàng năm đơn vị này luôn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Tính đến năm 2008 báo cáo tài chính của đơn vị này công bố lãi 175 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó, từ năm 2009 đến nay do việc buông lỏng quản lý, kinh doanh kém hiệu quả đã gây ra hậu quả thất thoát nguồn vốn của nhà nước rất lớn khoảng 226 tỷ đồng….
(CLO) Tổng Cty Vật tư Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân bón, hàng năm đơn vị này luôn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Tính đến năm 2008 báo cáo tài chính của đơn vị này công bố lãi 175 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó, từ năm 2009 đến nay do việc buông lỏng quản lý, kinh doanh kém hiệu quả đã gây ra hậu quả thất thoát nguồn vốn của nhà nước rất lớn khoảng 226 tỷ đồng….
[caption id="attachment_127620" align="aligncenter" width="675"]Tổng Cty Vật tư Nông nghiệp đã “báo cáo láo”?
Mới đây báo Nhà báo và Công luận nhận được đơn của tập thể cán bộ, nhân viên Tổng Cty Vật tư Nông nghiệp tố cáo sai phạm thất thoát tài chính tại đơn vị này. Để xác minh nôi dung đơn thư tố cáo, phóng viên đã vào cuộc điều tra làm rõ;
Theo xác định giá trị của doanh nghiệp đã được công bố tại thời điểm 31/3/2015, tổng vốn nhà nước giao cho Tổng Cty Vật tư Nông nghiệp (Tổng Cty VTNN) là 226 tỷđồng (đã được kiểm toán năm 2014 - PV làm tròn số). Tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp là 336 tỷ đồng, trong đó nợ thực tế phải trả 246 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính của Tổng Cty VTNN ngày 31/12/2016, thì vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp là hơn 125 tỷđồng. Đây là giá trị tồn tại theo sổ sách, thực tế số vốn này không còn như vậy, cụ thể: Từ 1/4/2015 – 31/12/2015, Tổng Cty VTNN báo cáo lỗ vốn phát sinh trong kỳ 57 tỷ đồng. Ngoài ra, vốn đầu tư vào doanh nghiệp thành viên khác bị mất là hơn 48 tỷ đồng, trong đó Cty Vật tư Nông nghiệp I Hải Phòng: 14,9 tỷ đồng, Cty cổ phần XNK Vật tư Nông nghiệp và Nông sản là 4, 8 tỷ đồng, Cty TNHH nguồn nhân lực VIGECAM ( do ông Lê Minh Thắng làm Giám đốc) 28,6 tỷ đồng (Tổng 3 Cty này đã gây ra thất thoát hơn 48,3 tỷ đồng) nhưng Tổng Cty VTNN lại không báo cáo. Như vây, nguồn vốn nhà nước theo sổ sách tại Tổng Cty VTNN chỉ còn lại 18,7 tỷ đồng.
Về khoản công nợ phải thu: 121,7 tỷđồng, số công nợ này theo như Tổng Cty đánh giá là có khả năng thu hồi….. Thực tế đánh giá này của Tổng Cty là không có căn cứ vì trong tổng số công nợ phải thu của Tổng Cty VTNN, thì riêng Cty TNHH nguồn nhân lực VIGECAM - ông Lê Minh Thắng làm Giám đốc là (Cty con của Tổng Cty VTNN) đã nợ Tổng Cty VTNN với số tiền 85,6 đồng, không có khả năng thu hồi, các khoản công nợ phải thu hồi này phát sinh từ nhiều năm trước (5 đến 7 năm) do bán hàng chậm trả không có tài sản đảm bảo nên để thu hồi lại nguồn vốn này là chuyện gần như không thể? Tổng số vốn bị lỗ, công nợ không có khả năng thu hồi là hơn 228 tỷđồng.
Như vậy, số vốn thực tế của nhà nước tại Tổng Cty VTNN tại thời điểm 31/12/2015 không những không còn 125 tỷ đồng như Tổng Cty TVNN báo cáo mà đã bị mất hết và còn âm thêm 102,9 tỷ đồng.
Cũng phải nói thêm rằng, vốn nhà nước ban đầu rót vào Tổng Cty VTNN là 226.6 đồng, khi xác định giá trị của doanh nghiệp chỉ còn 117.2 tỷ đồng, số vốn bị mất là 109,3 tỷ đồng, trong đó giảm do công nợ không có khả năng thu hồi là 61.7 tỷđồng, số còn lại 48,5 đồng đa số là các mặt hàng điện tử tồn kho kém chất lượng không tiêu thụ được, nếu có tiêu thụ thì lại tiếp tục thua lỗ và số vốn của nhà nước sẽ bị mất hết…
Cần xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể.
Tổng các khoản nợ phải thu gồm:121,7 tỷđồng và khoản 61,7 tỷđồng, hai nhóm công nợ phải thu này phát sinh từ các hợp đồng kinh tế, bán hàng chậm trả của Tổng Cty VTNN nhưng không có tài sản đảm bảo là trái với quy định của pháp luật, hậu quả là nếu khách hàng không có khả năng chi trả thì Tổng Cty VTNN rất khó để thu hồi được số nợ nói trên gây thất thoát vốn nhà nước nhưng lại được bàn giao cho Cty mua bán nợ Việt Nam (theo thông tư 127 BTC ngày 5/9/2014, thì việc bàn giao tài sản cho Cty mua bán nợ Việt Nam phải thực hiện theo giá thỏa thuận) Đối chiếu với quy định trên thì Cty mua bán nợ đã vi phạm pháp luật vì (đây là một hình thức giảm vốn nhà nước một cách hợp pháp mà không xem xét đến trách nhiệm của tổ chức cá nhân)
Nếu công ty mua bán nợ không thu hồi được khoản nợ khó đòi trên thì nhà nước sẽ mất vốn (rất khó để thu được vì các Hợp đồng kinh tế không có điều khoản về tài sản đảm bảo). Đây là một kẽ hở lớn trong kinh doanh ,vì thế việc này cần phải được xác định trách nhiệm tổ chức cá nhân để xử lý theo quy định của pháp luật .
Bên cạnh đó các khoản nợ phải trả thuộc các cá nhân, tổ chức khác, trong đó có 4 khoản vay và nợ ngân hàng thương mại cụ thể là: (PV - làm tròn số)
-Ngân hàng phát triển Việt Nam : 31,8 tỷ đồng trong đó:
+Sở giao dịch I ngân hàng phát triển Việt Nam : 24, 4 tỷ đồng
+Chi nhánh ngân hàng Vĩnh Phúc : 7, 3 tỷ đồng
-Ngân hàng Agribank : 81,7 tỷ đồng trong đó :
+ Chi nhánh Hà Thành : 49,9 tỷ đồng
+Chi nhánh Hồng Hà : 31,7 tỷ đồng
Trong đó, tổng nợ các ngân hàng thương mại thuộc nguồn vốn nhà nước : 31,8 + 81,7= 113, 5 tỷ đồng mà Tổng Cty VTNN không có khả năng chi trả vì không thu được nợ….. Ngoài ra còn khoản vay cá nhân ông Nguyễn Chí Thành : 40 tỷ đồng . Đây là khoản vay được Tổng Cty VTNN hứa hẹn sẽ đưa vào danh sách cổ đông chiến lược để trình Bộ NN & PTNT và Chính phủ phê duyệt...
Từ những căn cứ cụ thể trên dư luận có quyền đặt ra nghi vấn: Vì sao, một số lượng tiền thất thoát lớn đến như vậy mà đến nay không có một cơ quan chức năng nào vào cuộc điều tra xác minh số tiền trên chi tiêu vào việc gì, có đúng nguyên tắc tài chính hay không? tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng của nhà nước?
Báo điện tử Congluan.vn tiếp tục thông tin đến bạn đọc
Đắc Nguyên