Thị trường nông sản hôm nay 22/4: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu đứng giá

22/04/2020 07:43

(CLO) Đầu giờ sáng nay 22/4 đánh dấu phiên thứ 2 liên tiếp cà phê giảm, dự báo giá cà phê các địa phương hôm nay sẽ giảm khoảng 300 – 400 đồng/kg. Trong khi hồ tiêu giao dịch trầm lắng, không nhiều thay đổi so với hôm qua.

Giá tiêu từ đầu năm đến nay chưa khi nào quay trở lại mức 40.000 đồng/kg. Ảnh minh họa.

Giá tiêu từ đầu năm đến nay chưa khi nào quay trở lại mức 40.000 đồng/kg. Ảnh minh họa.

Giá cà phê dao động từ 29.300 – 29.800 đồng/kg

Cụ thể, giá cà phê tại Lâm Đồng (Bảo Lộc) đang ở mức 29.300 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp hơn giá 29.200 đồng/kg.

Tương tự, giá cà phê hôm nay ĐắkLắk (Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ), Ea H'leo (ĐắkLắk) giảm 200 đồng/kg đang có giá 29.700 – 29.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai (Chư Prông, Pleiku và Ia Grai) có giá 29.600 đồng/kg. Giá cà phê tại Đắk Nông gồm Đắk R'lấp, Gia Nghĩa giao dịch mức 29.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum (Đắk Hà) quanh mức 29.500 đồng/kg. Giá cà phê R1 giao tại cảng TP HCM ở ngưỡng 31.200 đồng/kg.

Hạn hán, dịch COVID-19, giá cà phê chạm đáy 10 năm, đó là những gì mà ngành cà phê Việt Nam đang phải trải qua.

Hạn hán ở khu vực Tây Nguyên gây thiệt hại lớn cho cây cà phê. Tình trạng thiếu nước tưới đang diễn ra ở nhiều địa phương của tỉnh Đắk Nông.  Bộ Công Thương cũng cảnh báo nếu tình trạng khô hạn vẫn diễn ra dự báo trong tháng 4 và tháng 5, hàng chục nghìn ha cây trồng tại Đắk Nông thiếu nước tưới.

Không dừng lại ở đó, giá cà phê trong tháng 3 giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua gây áp lực cho cả nhà xuất khẩu lẫn người nông dân.

Giá cà phê thế giới hôm nay, tại London giảm nhẹ, cà phê robusta giao tháng 5/2020 giá cà phê giảm 38 USD/tấn (mức giảm 3,23%) giao dịch quanh mức 1.139 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 5/2020 giảm 2,4 cent/lb (mức giảm 2.07%) giao dịch ở mức 113,65 cent/lb.

Nhiều quốc gia đang cân nhắc việc mở cửa kinh doanh trở lại, tín hiệu này các nhà kinh doanh cà phê kỳ vọng thị trường cà phê tăng trở lại.

Báo cáo tồn kho được sàn London chứng nhận tiếp tục sụt giảm cũng góp phần giúp giá cà phê Robusta kỳ hạn vẫn đưng vững trong ngắn hạn không phải là điều quá bất ngờ, trong khi áp lực kéo giảm từ nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới vẫn không thay đổi.

Mùa thu hoạch cà phê của Colombia thông thường vào tháng 4/2020 nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng bởi biện pháp phong tỏa cũng như việc thiếu nguồn lao động từ các nước láng giềng. Quy định phong tỏa đất nước của Colombia dự kiến sẽ được duy trì từ 27/4/2020.

Giá hồ tiêu không nhiều thay đổi

Ghi nhận giá hồ tiêu hôm nay tại Tây Nguyên và miền Nam cao nhất ở ngưỡng 38.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  36.000 đồng tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giữ ở mức 37.000đồng/kg. Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang giao dịch ở ngưỡng 38.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước bán ở mức 37.500 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng giao dịch ở mức 37.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ở ngưỡng 36.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vùng trồng tiêu trọng điểm.

Thị trường hạt tiêu toàn cầu đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, khiến giá và sức tiêu thụ hạt tiêu giảm mạnh, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 32.785 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 3/2020 không đổi, ở mức 32.530 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 10.595 tấn, trị giá 31,91 triệu USD, giảm 13,4% về lượng và giảm 21,8% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2019.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt mức 3.012 USD/tấn, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ từ các thị trường giảm như: Việt Nam giảm 12,9%, xuống còn mức 2.916 USD/tấn; Indonesia giảm 11,8%, xuống mức 3.248 USD/tấn; Ấn Độ giảm 15,1%, xuống mức 3.888 USD/tấn.

Theo số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 3 vừa qua ước đạt 33.000 tấn, giá trị đạt 70 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm đạt 74.000 tấn và 163 triệu USD, tăng 3,9% về khối lượng nhưng giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Giá hạt tiêu trắng ở mức 57.000 đồng/kg, tăng 1,7% so với cuối tháng 3, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 71.000 đồng/ kg cùng kỳ năm 2019. Hiện đang là mùa thu hoạch hạt tiêu tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam, giá bán vẫn ở mức thấp so với nhiều năm trở lại đây.

Minh Châu