Quan chức Trung, Ấn gặp nhau khi căng thẳng tăng cao

01/07/2020 11:53

(CLO) Các nhân vật quân sự cao cấp Trung - Ấn sẽ tổ chức vòng đàm phán thứ hai sau cuộc giao tranh chí mạng vào đầu tháng này.

Một binh sĩ Ấn Độ đứng bảo vệ tại trạm kiểm tra dọc theo đường cao tốc dẫn đến Ladakh. Ảnh: EPA-EFE

Một binh sĩ Ấn Độ đứng bảo vệ tại trạm kiểm tra dọc theo đường cao tốc dẫn đến Ladakh. Ảnh: EPA-EFE

Các chỉ huy quận đội Trung Quốc và Ấn Độ đã gặp nhau ở phần biên giới tranh chấp bên phía Ấn Độ trong vòng đàm phán thứ hai sau cuộc đụng độ chết người hồi đầu tháng này giữa hai bên.

Trung tướng Harinder Singh, chỉ huy Quân đoàn 14 của Ấn Độ, và Thiếu tá Liu Lin, chỉ huy quân khu Nam Tân Cương, đã gặp nhau vào thứ ba khi cả hai bên tiếp tục tập trung quân đội ở hai bên chiến tuyến.

Cuộc họp hôm thứ Ba tại tiền đồn Chushul do Ấn Độ kiểm soát, gần hồ Pangong Tso, là cuộc họp kế tiếp sau cuộc họp kéo dài 11 giờ đã diễn ra trước đó vào ngày 22/6 ở phía bên bên giới Trung Quốc- nơi hai bên đã đồng ý giảm căng thẳng do cuộc đụng độ chết người vào 15/6.

Ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và một số lượng không xác định binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng vụ đụng độ ở thung lũng Galwan.

Hai nước có tranh chấp biên giới kéo dài và thậm chí 'Đường kiểm soát thực tế ngăn cách lãnh thổ' của mỗi bên là không xác định, khiến căng thẳng có thể gia tăng bất cứ lúc nào.

Vụ việc đã kích hoạt tinh thần dân tộc ở cả hai nước, khiến việc đạt được một giải pháp giữa hai bên trở nên khó khăn ở thời điểm này.

Srikanth Kondapalli, giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, cho biết các cuộc đàm phán hôm thứ Ba được tổ chức sớm hơn dự kiến, điều này cho thấy cuộc họp tuần trước kết thúc mà không đạt được điều gì tích cực.

Sun Weidong, đại sứ Trung Quốc tại New Delhi, cho biết quân đội Ấn Độ đã xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Ông nói với hãng tin Press Trust của Ấn Độ rằng, "trách nhiệm không phải thuộc về phía Trung Quốc".

Trong khi đó, Đại sứ Ấn Độ Vikram Misri cảnh báo về những 'gợn sóng' và nói rằng trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Trung Quốc khi quyết định họ muốn "mối quan hệ giữa hai nước phát triển như thế nào."

Các cuộc kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đang gia tăng trên khắp Ấn Độ và các doanh nghiệp đã bắt đầu báo cáo rằng hàng nhập khẩu đang bị trì hoãn tại các cảng Ấn Độ.

Hôm thứ Hai, chính phủ Ấn Độ cũng đã ra lệnh cấm tổng cộng 59 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm nền tảng chia sẻ video phổ biến TikTok, Bản đồ Baidu và WeChat.

Trong một bài phát biểu trước toàn quốc vào Chủ nhật, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bày tỏ thương tiếc về sự mất mát của những người lính, ông nói thêm: "Một người Ấn Độ tự lực sẽ là một sự tôn vinh đối với các binh sĩ đã tử trận của chúng ta theo nghĩa chân thật nhất, sâu sắc nhất".

Wang Dehua, một chuyên gia Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Thành phố Thượng Hải, cho biết cuộc đụng độ đã tạo ra nền tảng cho những người ở Ấn Độ ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc, điều này làm tăng thêm khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp.

"Ông Modi đã đề cao bản thân với lập trường hung hăng đối với Trung Quốc và tình hình chống Trung Quốc ở Ấn Độ đang gia tăng", ông nói.

"Không thể nói những gì họ sẽ trao đổi trong cuộc họp ngày hôm nay, nhưng hy vọng đó sẽ là một quá trình thảo luận thận trọng, chậm rãi và xuống thang căng thẳng."

Mai Bùi