Huawei đánh giá Nhật Bản là thị trường 'cực kỳ quan trọng'

27/08/2020 09:55

(CLO) Thứ Tư vừa qua, Huawei tiết lộ rằng tỷ lệ mua sắm từ các nhà cung cấp Nhật Bản đã tăng hơn 50% vào năm ngoái trong khi Mỹ thắt chặt các hạn chế thương mại đối với nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc.

Huawei đã mua nguồn cung cấp trị giá 10 tỷ USD của Nhật Bản vào năm ngoái. Ảnh: Reuters

Huawei đã mua nguồn cung cấp trị giá 10 tỷ USD của Nhật Bản vào năm ngoái. Ảnh: Reuters

Trong một buổi cung cấp thông tin trực tuyến, Jeff Wang, chủ tịch của công ty con Huawei Japan có trụ sở tại Tokyo, cho rằng Nhật Bản có "vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu".

Mối quan hệ của Huawei với các nhà cung cấp phải đối mặt với một thử nghiệm mới sau khi Hoa Kỳ trong tháng này chuyển sang ngăn chặn sâu hơn nữa quyền truy cập của Huawei vào chip và các thiết bị khác dựa trên công nghệ của Hoa Kỳ, một phần của một loạt các biện pháp trừng phạt đối với công ty Trung Quốc bắt đầu vào năm ngoái.

Wang đã không đề cập đến các hạn chế của Hoa Kỳ trong diễn đàn trực tuyến hôm thứ Tư mà chỉ đề cập: “Huawei đã xây dựng mối quan hệ lâu dài và ổn định với các nhà cung cấp Nhật Bản."

Năm ngoái, công ty đã mua các linh kiện và hàng hóa khác trị giá khoảng 1,1 nghìn tỷ yên (10,3 tỷ USD) từ các công ty Nhật Bản, tăng so với mức 721 tỷ yên vào năm 2018.

Huawei lần đầu tiên thành lập chi nhánh tại Nhật Bản vào năm 2005 và đơn vị này đã tuyển dụng khoảng 950 người vào tháng 6. Công ty cũng thu mua nhiều từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.

Cùng ngày, Đài Loan và Mỹ đã ra tuyên bố chung về bảo mật 5G, tăng cường hợp tác của họ theo sáng kiến ​​"Clean Network" (Mạng sạch) của Washington nhằm ngăn chặn các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc bao gồm Huawei.  

Tuyên bố chung được công bố bởi các quan chức từ Viện Mỹ ở Đài Loan, cơ quan hoạt động như là một đại sứ quán trên tại hòn đảo, cùng các quan chức hàng đầu từ Bộ Ngoại giao và Ủy ban Truyền thông Quốc gia Đài Loan.

Viện dẫn các mối đe dọa an ninh quốc gia bị cáo buộc, Washington đã vận động các quốc gia khác loại trừ các công ty Trung Quốc khỏi các mạng nhạy cảm này, đặc biệt là Huawei và cả ZTE.

Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu, hiện đang gấp rút mua càng nhiều chip và bộ phận càng tốt trước thời hạn ngày 14 tháng 9.

Hoàng Long