Sự phục hồi trong thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch Covid-19 ở Đông Á
(CLO) Khả năng phục hồi trong thương mại toàn cầu trong mùa hè đang bắt đầu suy yếu, theo một số dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy tác động tiêu cực của sự bùng phát Covid-19 lan rộng ở các trung tâm sản xuất của Đông Á.

Cảng Ninh Ba ở Trung Quốc. Ảnh: GI
Bài liên quan
Người đàn ông dẫn đầu các cuộc biểu tình chống đeo khẩu trang chết vì Covid-19
Israel tiêm vắc xin tăng cường COVID-19 cho lứa tuổi từ 12 trở lên
80% dân số được tiêm chủng, Singapore có tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 cao nhất thế giới
Số ca nhiễm COVID-19 ở Anh cao gấp 26 lần so với một năm trước
Xuất khẩu từ Đài Loan sụt giảm nghiêm trọng, khiến việc thiếu hụt kèm theo việc giãn cách xã hội và đóng cảng tạm thời ở nhiều quốc gia như Úc, Trung Quốc và Nhật Bản đã khiến nhiều chip máy tính được sử dụng trong ô tô và điện thoại di động bị thiếu hụt nguồn cung.
Các dấu hiệu suy giảm đã gây ra phản ứng vào cuối tuần từ một thành viên chủ chốt của Tổ chức dầu mỏ OPEC, người cho biết kế hoạch mở rộng sản lượng dầu có thể sẽ bị huỷ bỏ.
Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait, Mohammad Abdulatif al-Fares, cho biết sản lượng dầu tăng 400.000 thùng / ngày đã được OPEC và các thành viên nhất trí tại các cuộc họp trước đó trong năm nay có thể được xem xét lại vào lần họp tiếp theo.
Bộ trưởng Kuwait nói rằng trong khi nền kinh tế của các nước Đông Á và Trung Quốc tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của biến thể Delta, thế giới "cần phải thận trọng".
Giá một thùng dầu thô Brent đã tăng 11% trong tuần trước lên 72,70 USD / thùng do lo ngại về việc cắt giảm nguồn cung của OPEC và các công ty năng lượng của Mỹ đóng cửa sản xuất ở Vịnh Mexico khi cơn bão Ida đổ bộ.
Ông Edward Moya, một nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho biết: “Các nhà giao dịch năng lượng đang đẩy giá dầu thô lên cao hơn với dự đoán về sự gián đoạn sản lượng ở Vịnh Mexico và do kỳ vọng ngày càng tăng rằng khối OPEC+ có thể chống lại việc tăng sản lượng do tác động của biến thể Delta gần đây lên nhu cầu dầu thô".
Các nhà kinh tế tại Llewellyn Consulting cho biết triển vọng đối với các đơn hàng xuất khẩu của Đài Loan trong 3 tháng tới đã giảm từ mức tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm 2020 xuống chỉ còn 20%.
Sau 18 tháng tồn đọng, đơn hàng xuất khẩu giảm có khả năng hạn chế năng lực của các nhà sản xuất ô tô và các ngành nghề khác trong những tháng tới. Một số hãng xe hơi đã cảnh báo khách hàng rằng họ phải chờ hơn sáu tháng trước khi một số mẫu xe có thể bán trở lại.
“Thương mại thế giới tiếp tục bị gián đoạn do các cảng đóng cửa, gần đây nhất là tại Ninh Ba, cảng lớn thứ ba của Trung Quốc, góp phần làm tăng chi phí vận chuyển container trong năm nay do nhiều container bị mắc kẹt ở những nơi không cần thiết”, công ty tư vấn độc lập Llewellyn Consulting cho biết.
“Một lực cản khác đối với thương mại thế giới là tình trạng thiếu chip bán dẫn dai dẳng, một nguyên liệu đầu vào quan trọng trong sản xuất xe có động cơ. Với vai trò quan trọng của Đài Loan trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, sự sụt giảm trong các đơn đặt hàng xuất khẩu của nước này kể từ tháng 2 là dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới tiếp tục chậm lại", công ty này cho hay.
Australia, quốc gia xuất khẩu nhiều quặng sắt của thế giới, dự kiến sẽ tránh được cuộc suy thoái lần thứ hai trong hai năm. Một số nhà phân tích kỳ vọng GDP nước này tăng ít nhất 0,1% trong quý vừa qua, trong khi những người khác tin rằng đất nước này có thể bắt đầu suy thoái kinh tế khi nhiều thành phố tiếp tục giãn cách.
Các cuộc khảo sát kinh doanh gần đây ở Anh, Châu Âu và Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng việc mở rộng nhanh chóng trên toàn thế giới sau khi dỡ bỏ các lệnh giãn cách đang dần hạ nhiệt.
Hôm thứ Sáu (27/8), người đứng đầu ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, ông Jerome Powell, cho biết tác động của tình trạng thiếu hụt đối với giá cả có thể sẽ bị hạn chế và không kéo dài quá cuối năm nay.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã cảnh báo rằng tỷ lệ tiêm chủng thấp ở một số quốc gia và sự lan rộng của biến thể Delta sẽ cản trở tăng trưởng xuất khẩu vào năm 2022.