Tại sao thế giới không thể thoát “cơn nghiện” than đá?
(CLO) Trong những năm gần đây nhiều nước lớn trên thế giới đã cam kết giảm thiểu sử dụng than đá, thế nhưng nỗ lực này khó hơn tưởng tượng.
Bất chấp những cam kết loại bỏ khí thải do đốt than đá, châu Âu vẫn công nhận giá trị của than bằng cách tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng của Nga trước khi có sẵn các loại dầu, khí đốt hoặc năng lượng tái tạo cần thiết để thay thế nó.
Đồng thời, G7 đang nỗ lực hỗ trợ nhiều quốc gia châu Á thoát khỏi sự phụ thuộc vào than đá và hướng tới các lựa chọn ít sử dụng carbon hơn. Tuy nhiên, liệu châu Âu có thể tiếp tục bổ sung than trong khi thúc đẩy các nước khác ngừng sản xuất nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm không?

Hình ảnh một mỏ than đang được khai thác. Ảnh: Oil Price.
Trong tháng này, châu Âu thừa nhận rằng nếu họ muốn đáp ứng nhu cầu năng lượng trong khu vực, họ sẽ phải tiếp tục sản xuất than.
Các lệnh trừng phạt đối với năng lượng của Nga đang gây ra nhiều thiệt hại. Ủy ban châu Âu đã thiết lập gói REPowerEU để thúc đẩy sản lượng năng lượng tái tạo và giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Tuy nhiên, khối cũng tuyên bố rằng các nhà máy than trong khu vực có thể cần phải chạy trong "một khoảng thời gian dài hơn so với dự đoán trước đây."
Ủy ban dự báo sẽ có thêm 220 tỷ USD đầu tư vào phát triển năng lượng tái tạo trong 5 năm tới nếu sản lượng năng lượng tái tạo của châu Âu được tăng lên mức cần thiết để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Hiện cơ quan đề xuất mục tiêu 45% năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Mặc dù điều này nhấn mạnh cam kết của EU đối với quá trình chuyển đổi, nhưng Ủy ban ước tính rằng khu vực này sẽ cần khoản tài chính lên tới 2,14 tỷ USD để đảm bảo nguồn cung xăng dầu và thêm 10,7 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu khí đốt tự nhiên.
Khi nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cạn kiệt, giám đốc khí hậu EU Frans Timmermans nhận xét, "với tình hình hiện tại, có thể sử dụng than lâu hơn một chút - điều đó có tác động tiêu cực đến lượng khí thải thải ra môi trường." "Tuy nhiên, như chúng tôi khuyến nghị, nếu con người nhanh chóng đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo - năng lượng mặt trời, gió và biomethane, tình hình sẽ cải thiện.
Chỉ vài tuần trước, trong hội nghị thượng đỉnh G7 ở Berlin, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tuyên bố rằng G7 nên đi đầu trong việc loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả than và khuyến khích chuyển đổi sang các lựa chọn thay thế có thể tái tạo.
Nhiều quốc gia trong khu vực đang tìm cách quay trở lại sử dụng than vào thời kỳ này để tránh gây thiệt hại cho tình trạng thiếu hụt năng lượng. Theo hãng tin Reuters, một bản dự thảo tuyên bố cho thấy G7 hứa sẽ loại bỏ than đá vào cuối thập kỷ này - mặc dù Mỹ và Nhật Bản được dự đoán sẽ phản đối.
Theo ông Habeck, những hạn chế áp đặt đối với năng lượng của Nga nên là "bước khởi đầu để nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn năng lượng nhiên liệu hóa thạch." Đặc phái viên khí hậu của Mỹ, John Kerry, cũng đã bày tỏ sự báo động về ảnh hưởng của chiến tranh với các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Ông nói tại hội nghị: “Điều cực kỳ quan trọng là chúng tôi chú ý đến nghiên cứu nói rằng chúng tôi cần xúc tiến các nỗ lực để chuyển đổi sang nền độc lập, sang năng lượng tái tạo.
Cùng lúc với việc Ủy ban châu Âu bắt đầu tiếp tục phụ thuộc vào than, G7 khuyến khích Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam giảm sử dụng các cơ sở điện than.
Bên cạnh đó, 7 cường quốc của tổ chức sẽ áp dụng một chiến lược để hỗ trợ các nước nghèo trong nỗ lực loại bỏ dần than. G7 đã cam kết hỗ trợ 8,5 tỷ USD để hỗ trợ Nam Phi chuyển đổi từ các cơ sở than sang các giải pháp thay thế tái tạo. Chương trình sẽ được mở rộng khắp các khu vực khác như một phần của sáng kiến này. Ngân hàng Phát triển Châu Á sẽ đóng góp thêm kinh phí cho sáng kiến (ADB).
Trong khi trợ cấp cho việc chuyển từ than sang sản xuất năng lượng tái tạo là một khởi đầu tuyệt vời, lập trường của tổ chức này có thể có vẻ sẽ khác. Nếu EU không thể giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào nhiên liệu hóa thạch “bẩn nhất thế giới’, thì việc khuyến khích một số nước đang phát triển làm như vậy là không hợp lý.
Mặc dù rõ ràng là cần phải có một giải pháp thay thế trung hạn cho dầu và khí đốt của Nga, nhưng việc châu Âu tiếp tục phụ thuộc vào than đá thể hiện một bước lùi trong việc giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.
Tuy Ủy ban châu Âu tin rằng việc tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo sẽ giúp tạo ra sự cân bằng, xóa bỏ những hậu quả tiêu cực của than đối với lượng khí thải carbon toàn cầu, nhưng hành động tăng cường sử dụng than như hiện nay sẽ là vấn đề nan giản hơn trong nỗ lực trung hoà carbon của toàn cầu.
Hơn nữa, việc thúc giục các nước đang phát triển ở châu Á cắt giảm đáng kể sự phụ thuộc vào than trong khi Châu Âu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào than là khá mâu thuẫn và có thể cản trở những nỗ lực thúc giục toàn cầu chuyển hướng khỏi than.
Lê Na (Theo Oil Price)