Giao Hàng Tiết Kiệm dự định IPO với định giá tỷ USD dù lợi nhuận giảm mạnh

07/06/2022 10:58

(CLO) Tập đoàn chủ quản của Shopee và Kerry Logistics đang là cổ đông lớn nhất của GHTK, dự kiến sẽ đưa đơn vị này IPO với định giá lên tới tỷ USD.

Sau 2 năm trải qua đại dịch COVID-19, người dân đã bắt đầu dần quen với việc mua hàng online. Theo khảo sát của Lazada cùng hãng nghiên cứu thị trường Milieu Insight thì tại Việt Nam, 85% người tham gia khảo sát cho biết rằng họ đã tăng cường hoạt động mua hàng online nhiều kể từ khi đại dịch diễn ra.

Sự bùng nổ thói quen mua hàng online cùng với việc hàng loạt công ty trong và ngoài nước đầu tư mạnh cho lĩnh vực này trong những năm gần đây đã khiến thị trường càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Một trong những cái tên nổi bật có thể kể đến là Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK), ra đời từ năm 2013. Qua 9 năm phát triển, hiện tại GHTK đang dự kiến IPO với định giá lên đến 1 tỷ USD.

Ông chủ của GHTK là ai?

Giao Hàng Tiết Kiệm là thương hiệu được sáng lập và điều hành bởi Phạm Hồng Quân (sinh năm 1987), một cựu sinh viên Đại học Thủy Lợi Hà Nội. Vị founder này từng là chuyên viên xây dựng sản phẩm cho Zamba – Sàn thương mại điện tử của VCCorp (Đã đóng cửa) và có cơ hội nhận ra được những bất cập trong dịch vụ chuyển phát thời điểm đó để cho ra đời công ty chuyên cung cấp dịch vụ giao hàng với mong muốn đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

giao hang tiet kiem du dinh ipo voi dinh gia ty usd du loi nhuan giam manh hinh 1

Bài liên quan

Quý 3/2021, kỳ lân công nghệ VNG lỗ nặng trong mảng đầu tư ví điện tử ZaloPay, gần bằng Momo lỗ cả năm 2020

VNG bất ngờ báo lỗ hơn 26 tỷ đồng trong quý 1

Rút lui khỏi thị trường Ấn Độ tỷ dân, Shopee làm ăn thế nào tại Việt Nam?

Cảnh báo bẫy lừa đảo khi làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng ảo Shopee

Trong danh sách cổ đông sáng tập của GHTK có ông Mai Thanh Bình – đồng sáng lập Garena Việt Nam và Phó chủ tịch VNLife. Trong năm 2017, tập đoàn Sea tại Singapore đã mua cổ phần của Foody và Now và đổi tên ứng dụng này thành ShopeeFood. Một đơn vị Logistic khác cũng được Sea mua cổ phần vào thời điểm này, đó là GHTK.

Trong công bố thay đổi đăng ký doanh nghiệp của ghtk đưa ra vào tháng 9 năm 2017 cho biết ông Phạm Hồng Quân nắm giữ 16,387% cổ phần, cổ đông khác là Nguyễn Nguyệt Minh nắm 1,156% cổ phần. Còn 78,46% cổ phần còn lại chưa được tiết lộ chủ sở hữu.

Đến thời điểm tháng 6 năm 2020, 42% cổ phần của GHTK đã được công bố thuộc về một công ty Singapore, là Kerry Logistics.

Dù vậy nhưng trong một bài phỏng vấn với Forbes Việt Nam, ông Phạm Hồng Quân vẫn cho biết rằng GHTK sẽ là công ty của Việt Nam, do người Việt lãnh đạo và phát triển. Cổ đông ngoại sẽ không nắm giữ quá 49% cổ phần, cũng như chỉ đóng vai trò là đối tác chính.

Tình hình kinh doanh của GHTK như thế nào?

Kể từ khi về với Sea, tập đoàn mẹ của Shopee, doanh thu của GHTK đã tăng đáng kể nhờ những đơn hàng đến từ phía sàn thương mại điện tử này. Tuy nhiên, chia sẻ của CEO Phạm Hồng Quân với Forbes Việt Nam lại cho thấy góc nhìn khác khi ông cho biết tỷ trọng doanh thu của công ty từ các đơn hàng Shopee không cao. Thậm chí Shopee cũng đang có bộ phận giao hàng riêng của mình là Shopee Xpress.

Chiến lược của GHTK là sẽ tập trung vào đơn hàng của các đơn vị bán hàng vừa và nhỏ thay vì phụ thuộc vào các sàn thương mại điện tử. Nhờ vậy, biên lợi nhuận có thể sẽ cao hơn.

giao hang tiet kiem du dinh ipo voi dinh gia ty usd du loi nhuan giam manh hinh 2

Kết quả kinh doanh của GHTK trong giai đoạn 3 năm kể từ 2019 đến 2021 ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu trong năm 2020. Cụ thể, trong năm 2019, GHTK đạt 4.621 tỷ đồng doanh thu, mang về lợi nhuận 508 tỷ đồng. Sang năm 2020, mức doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ đạt 6.941 tỷ đồng nhưng lợi nhuận không có nhiều biến động, chỉ đạt 520 tỷ đồng. Trong năm 2021, doanh thu GHTK ghi nhận 6.875 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 301 tỷ đồng.

Có thể thấy rằng dù có tăng trưởng về doanh thu nhưng lợi nhuận qua các năm của GHTK lại không hề có được sự tăng trưởng tương ứng. Thậm chí trong giai đoạn 2020 – 2021, mức tăng trưởng của lợi nhuận còn là âm dù doanh thu vẫn “đi ngang”.

Thị trường giao hàng tiềm năng nhưng cũng nhiều đối thủ cạnh tranh

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng tới hơn 20%, đạt mốc 16 tỷ USD theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM). Theo dự đoán của Statista thì đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử tại VN cũng có thể lên tới 39 tỷ USD, cho thấy tiềm năng rất lớn của mảng dịch vụ giao nhận hàng.

Tuy nhiên, thị trường tiềm năng cũng đi kèm với đó là những đối thủ cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Có thể kể đến rất nhiều đối thủ của GHTK như VNPost, Viettel Post, Scommerce…

giao hang tiet kiem du dinh ipo voi dinh gia ty usd du loi nhuan giam manh hinh 3

Các đối thủ này đều là tên tuổi thuộc các tập đoàn lớn với tiềm lực kinh tế mạnh. Đơn cử như VNPost và Viettel Post đều thuộc các tập đoàn lớn, có tiếng. Hay như , Scommerce (công ty mẹ của Giao Hàng Nhanh, Ahamove) đã được Temasek, một tập đoàn tại Singapore đầu tư hơn 100 triệu USD vào năm 2019.

Hay như J&T Express – công ty Indonesia cũng được Temasek rót vốn và có định giá đến 20 tỷ USD trong vòng gọi vốn gần nhất. Đơn vị này cũng đã hoạt động tại VN từ năm 2018 với 1.900 bưu cục, trang bị 850 xe tải các loại với độ phủ lên tới 63 tỉnh thành trên cả nước.

Thế Anh