Bằng chứng từ hóa thạch ở Ma-rốc cho thấy sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness

03/08/2022 14:02

(CLO) Sau khi phát hiện ra một bộ hóa thạch mới ở sa mạc Sahara của Ma-rốc, một nhóm học giả người Anh đã kết luận rằng sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness trong truyền thuyết có thể là đúng.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bath của Anh đã khai quật được các hóa thạch cho thấy sự tồn tại của loài bò sát nước có cổ dài thuộc “họ hàng” của khủng long tại một con sông ở Ma-rốc được ước tính có niên đại 100 triệu năm.

Các hóa thạch được tìm thấy ở Ma-rốc bao gồm xương và răng của một con trưởng thành dài 3 mét và xương cánh tay của một loài bò sát con dài 1,5 m.

bang chung tu hoa thach o ma roc cho thay su ton tai cua quai vat ho loch ness hinh 1

Hình ảnh được cho là quái vật hồ Loch Ness (khung nhỏ) và hình phục dựng của thằn lằn đầu rắn - Ảnh: iStock

bang chung tu hoa thach o ma roc cho thay su ton tai cua quai vat ho loch ness hinh 2

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bath của Anh cho rằng có thể có sự tồn tại của loài bò sát nước giống quái vật hồ Loch Ness - Ảnh: Variety

bang chung tu hoa thach o ma roc cho thay su ton tai cua quai vat ho loch ness hinh 3

Quái vật bí ẩn nhất hành tinh ở hồ Loch Ness vẫn luôn là đề tài thu hút các nhà khoa học - Ảnh: Variety

Họ mô tả về loài bò sát được tìm thấy ở Ma-rốc hoàn toàn trùng khớp với những lời kể về việc nhìn thấy một con quái vật có cổ dài và đầu nhỏ thuộc về thời tiền sử.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Nick Longrich từ Trường Đại học Bath (Anh) có thể hoàn toàn phá vỡ định nghĩa về thằn lằn đầu rắn, khi xác định hai mẫu vật sống trong nước ngọt chính là loài "bò sát biển" cổ dài nổi tiếng. Như vậy, khu vực sinh sống của chúng không chỉ gói gọn ở biển hay đại dương.

Vị trí của các hóa thạch được tìm thấy ở Ma-rốc cho thấy loài bò sát huyền thoại cần môi trường nước mặn, điều này không đúng với hồ Loch Ness, nơi xuất hiện huyền thoại về quái vật hồ Loch Ness đầu tiên.

Đặt cuộc tranh luận về sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness sang một bên thì những phát hiện cho thấy khủng long thời tiền sử có thể đã sống trong môi trường nước ngọt, trái ngược với những quan niệm thông thường trước đây.

Từ đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bath nhận định rằng, một con plesiosaur có thể đã sống trong hồ Loch Ness của Scotland.

Trong quá trình săn tìm, Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bath cũng tìm thấy hóa thạch của hơn một chục quái vật tiền sử khác, bao gồm "khủng long nước" Spinosaurus, một loài lưỡng cư.

Linh Chi (Theo moroccoworldnews)