Trung Quốc đạt kỳ vọng thặng dư thương mại 101 tỷ USD

09/08/2022 14:58

(CLO) Trong tháng 7, ngành xuất khẩu của Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng, củng cố tích cực cho sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn đang trên đà hoàn thành mục tiêu GDP trong năm nay.

Xuất khẩu trong tháng 7 bùng nổ

Chủ nhật tuần trước, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc công bố hoạt động xuất khẩu thu bằng ngoại tệ (USD Mỹ) đã tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Bảy, đây là tốc độ tăng nhanh nhất trong năm nay.

Theo Reuters đã thăm dò ý kiến của các nhà phân tích kinh tế, Trung Quốc có thể ghi nhận mức tăng 15% trong tháng 7, trong khi đó, xuất khẩu tăng 17,9% trong tháng 6. Ngoài ra, nhập khẩu tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn kỳ vọng và cho thấy nhu cầu trong nước vẫn chậm chạp.

trung quoc dat ky vong thang du thuong mai 101 ty usd hinh 1

Hoạt động xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại bến container của cảng Liên Vân Cảng ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: CNN.

Trong khi đó, vào tháng 7 hầu hết Trung Quốc đã thành công trong công cuộc dập dịch Covid-19. Vì thế, kết quả xuất khẩu trong tháng trước đã nâng thặng dư thương mại của Trung Quốc lên mức kỷ lục 101 tỷ USD, lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD. Trong khi đó, thặng dư thương mại tháng 7 năm 2021 chỉ đạt 56,6 tỷ USD.

David Chao, chiến lược gia thị trường toàn cầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ngoại Nhật Bản) tại Invesco cho biết: “Dữ liệu thương mại hàng tháng cho thấy các nhà máy của Trung Quốc tiếp tục “vượt qua vũ bão” từ làn sóng biến thể Omicron mới nhất”.

Ông nói: “Bất chấp bối cảnh nhu cầu toàn cầu đang giảm đi, đà xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi việc bình thường hóa hoạt động sản xuất ở những nơi như Đồng bằng sông Dương Tử, Đồng bằng sông Dương Tử, bao gồm Thượng Hải và một phần của các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, là một trung tâm thương mại quốc tế quan trọng.

Cũng trong tháng 7, các cảng container lớn nhất toàn cầu hoạt động nhộn nhịp, tấp nập tại Thượng Hải, đã đạt mức cao kỷ lục sau khi thành phố này dần dần thoát ra khỏi cuộc đóng cửa tồi tệ của Covid khiến nền kinh tế gần như tê liệt trong nhiều tháng.

Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá mạnh mẽ từ Đông Nam Á, Châu Âu và Nga đã hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu của nước này trong tháng vừa qua. Các lô hàng đến các nước ASEAN, Liên minh châu Âu và Nga đã tăng lần lượt 34%, 23% và 22% trong tháng 7.

Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của Macquarie Capital, cho biết đồng tiền Trung Quốc dần yếu hơn và giá xuất khẩu tăng đã giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của quốc gia này.

Được biết, đồng nhân dân tệ đã suy yếu 6% so với USD Mỹ cho đến nay trong năm nay, ông nói. Nội tệ yếu hơn thường giúp rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia vì hàng hóa trở nên ít đắt hơn so với các mặt hàng được định giá bằng đồng tiền mạnh hơn.

Ông Hu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát giá xuất khẩu của Trung Quốc phần lớn phù hợp với lạm phát CPI của Mỹ.

Ông nói: “Trong tháng Bảy, khoảng một nửa mức tăng trưởng xuất khẩu hàng đầu vào có thể là do tác động của giá cả.

Trước mắt dần vượt qua được thử thách 

Khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn mong đợi của lĩnh vực xuất khẩu đã tạo động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Trong năm nay, Trung Quốc đang phải vật lộn với những thách thức trong nước ngày càng gia tăng: bao gồm việc giãn cách xã hội do đại dịch Covid, tiêu thụ yếu và thị trường nhà đất lao dốc. Nhiều khả năng nền kinh tế sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% của chính phủ trong năm nay.

Cuối tháng trước, giới lãnh đạo quốc gia này đã không đề cập đến mục tiêu tăng trưởng GDP tại một cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị, một dấu hiệu cho thấy chính phủ ngầm khẳng định rằng việc đạt mục tiêu GDP trong năm nay sẽ khá viển vông.

Nhưng các hoạt động thương mại phục hồi sẽ giúp bù đắp điểm yếu trên diện rộng của Trung Quốc. Được biết, xuất khẩu chiếm 0,9 điểm phần trăm (hơn 1/3 tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc) trong nửa đầu năm nay, theo một quan chức của Bộ Thương mại vào tháng Bảy.

Ngành này cũng là chìa khóa của thị trường việc làm vì đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 180 triệu người vào năm ngoái - khoảng 1/4 lực lượng lao động của Trung Quốc.

Zhiwei Zhang, chủ tịch kiêm nhà kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management cho biết: “Tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ tiếp tục giúp nền kinh tế Trung Quốc trong một năm khó khăn do nhu cầu trong nước vẫn chậm chạp”.

Nhưng việc hạ nhiệt nhu cầu toàn cầu và các đợt đóng cửa Covid mới ở Trung Quốc đã phủ bóng lên triển vọng kinh tế.

Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics, cho rằng: “Sau một thời gian chịu ảnh hưởng bởi hàng loạt các nhân tố tác động, doanh số bán lẻ ở các nền kinh tế tiên tiến hiện đã trở lại xu hướng trước đại dịch”.

Tỷ lệ lạm phát cao và lãi suất tăng cũng khiến nhu cầu đối với hàng tiêu dùng có khả năng suy yếu hơn nữa ở nhiều quốc gia, ông nói.

Ông nói thêm: “Chúng tôi nghĩ rằng việc hạ nhiệt nhu cầu toàn cầu sẽ sớm làm giảm bớt sự bùng nổ đại dịch xuất khẩu của Trung Quốc.

Hải Nam, một hòn đảo nhiệt đới nằm ở Biển Đông, đã áp đặt các lệnh “khóa cửa “đối với một số thành phố kể từ cuối tuần trước khi các ca mặc Covid lan rộng. Điều đó bao gồm Tam Á, một thành phố nghỉ mát bãi biển, nơi có khoảng 80.000 khách du lịch đã bị mắc kẹt vì giãn cách xã hội.

Lê Na (Theo CNN)

CTV