Thách thức của EU nếu muốn áp trần giá khí đốt Nga

17/10/2022 14:59

(CLO) Cơ chế áp trần giá khí đốt Nga của Liên minh châu Âu phải ngăn chặn sự gia tăng sử dụng nhiên liệu trong bối cảnh nguồn cung căng thẳng chưa từng có, giám đốc năng lượng EU Kadri Simson cho biết.

Dự kiến, trong tuần này, Ủy ban châu Âu sẽ đề xuất một loạt các biện pháp nhằm giảm bớt tác động của việc Nga cắt giảm nguồn cung năng lượng đối với các công ty và người tiêu dùng.

Khoảng hơn một nửa trong số 27 quốc gia thành viên của khối đang thúc đẩy việc giới hạn giá khí đốt nhưng giữa họ tồn đọng nhiều mâu thuẫn về chi tiết cách thực hiện. Thách thức đối với EU là kiềm chế chi phí gia tăng đồng thời ngăn chặn thiệt hại cho thị trường chung trong khi đó, vẫn phải đảm bảo nhu cầu cho người tiêu dùng về nhiên liệu vào thời điểm mà EU muốn giảm sự phụ thuộc vào Nga cho mùa sưởi ấm tới.

thach thuc cua eu neu muon ap tran gia khi dot nga hinh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Oil Price.

Ông Simson cho biết: Chúng tôi không thể hoạch định một biện pháp để ghìm cương giá khí đốt, trong khi, lượng tiêu thụ nhiều khí đốt tự nhiên lại diễn ra tràn lan. Mọi người dân và các Chính phủ cần lưu ý, hiện tại lượng khí đốt tự nhiên của chúng ta không có sẵn.

Ủy ban EU đã báo hiệu rằng họ sẽ cân nhắc xem có nên đưa ra luật tạm thời giới hạn giá khí đốt được sử dụng để phát điện hay không, tuy nhiên, vấn đề này lại mắc phải tranh cãi từ một số quốc gia thành viên.

Tiếp theo, các nhà lãnh đạo chính phủ EU sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng năng lượng tại hội nghị thượng đỉnh từ ngày 20-21/10 ở Brussels. Theo các nhà ngoại giao, mặc dù họ có khả năng tán thành các biện pháp nhằm tăng cường khả năng phục hồi của EU và sử dụng tốt hơn đòn bẩy của mình trong việc đàm phán các hợp đồng khí đốt, nhưng thỏa thuận về giới hạn giá khí đốt vẫn khó có thể trở thành hiện thực.

Trong khi đó, quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) vào ngày 5/10 nhằm giảm sản lượng dầu không được giải thích thỏa đáng. Ủy viên năng lượng EU cho rằng nếu không có kế hoạch dự phòng cho việc cắt giảm sản lượng dầu thô đột ngột như vậy sẽ khiến thị trường năng lượng toàn cầu phải đối mặt với những thách thức.

Vị giám đốc năng lượng EU nhấn mạnh, OPEC+ nên có trách nhiệm ổn định giá dầu vì chi phí không chỉ ảnh hưởng đến châu Âu và Mỹ mà còn gây hậu quả nghiêm trọng cho các nước đang phát triển ở châu Phi và châu Á.

Lê Na (Theo Bloomberg)

CTV