Quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu có thể mất 30 năm
(CLO) Hôm 26/10, Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê-út nói quá trình “chạy trốn” khỏi nhiên liệu hóa thạch của thế giới có thể mất tới 30 năm, vì phải tiếp tục đầu tư vào các nguồn thông thường để đảm bảo an ninh năng lượng.
Trong khi nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với "sáu tháng rất khó khăn", ông Mohammed al-Jadaan nhận định triển vọng của các nhà sản xuất dầu Ả Rập vùng Vịnh là "rất tốt" và có thể sẽ duy trì “điểm mạnh” như vậy trong sáu năm tới.
Ả Rập Xê-út, nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới và các nhà sản xuất OPEC khác đã cảnh báo về việc đầu tư quá mức vào khí hydrocacbon xanh, đặc biệt là trong khi năng lực sản xuất dự phòng còn “yếu ớt” và nhu cầu tiêu thụ năng lượng thông thường vẫn tương đối tốt mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Ả Rập Xê Út đang dần tham gia vào cuộc chơi của các nhà sản xuất dầu ở châu Á. Ảnh: Internet.
Nhiều suy nghĩ về năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu... đã và đang trở nên thực tế hơn khi thực sự quá trình chuyển đổi sẽ mất không chỉ một năm, không phải 10 năm, mà có thể là 30 năm, ông Jadaan nói. “Vì vậy, chúng ta cần đầu tư vào an ninh năng lượng của mình, nhưng đồng thời không bỏ qua mục tiêu chống biến đổi khí hậu”.
Phát biểu tại diễn đàn đầu tư FII (Ả Rập Xê-út), buổi giới thiệu về nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế và thu hút vốn nước ngoài, vị Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh: “Trong khu vực, Ả Rập Xê Út đang nỗ lực rất nhiều để thực sự giảm lượng khí thải… Chúng tôi đang đầu tư nhiều vào năng lượng thông thường nhưng cũng đầu tư vào các sáng kiến về biến đổi khí hậu”.
Trước sự kiện này, quỹ tài sản của Ả Rập Xê Út PIF đã thông báo về việc thành lập Công ty Thị trường Carbon tự nguyện khu vực.
Ả Rập Xê-út và các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh đã tìm cách củng cố thông tin hướng tới mục tiêu xanh. Vào năm ngoái, vương quốc cho biết đã đặt mục tiêu không phát thải khí nhà kính ròng dự kiến vào năm 2060, chủ yếu được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch.
Đồng thời nhấn mạnh sự hợp tác toàn cầu là cần thiết để mang lại sự ổn định và các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh sẽ giúp các quốc gia trong khu vực rộng lớn hơn đối phó với triển vọng kinh tế “rất khó khăn”.
Bộ trưởng Tài chính Bahrain Sheikh Salman bin Khalifa Al-Khalifa nói với cuộc họp rằng các nước vùng Vịnh cần xây dựng khả năng sản xuất và xuất khẩu của họ, vì phần lớn GDP phi dầu mỏ của họ hiện được xây dựng dựa trên tiêu dùng và nhập khẩu.
Lê Na (Theo HSNW)