Động cơ siêu thanh Trung Quốc có thể đạt tốc độ Mach 9 bằng dầu hỏa

19/11/2022 17:07

(CLO) Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc cho biết họ đã phát triển động cơ sóng kích nổ siêu thanh đầu tiên trên thế giới sử dụng nhiên liệu phản lực giá rẻ, cụ thể là dầu hỏa.

Các nhà nghiên cứu cho biết một số thí nghiệm trên mặt đất đã thành công tạo ra lực đẩy thông qua một vụ nổ, được thực hiện tại đường hầm chống va chạm siêu thanh JF-12 ở Bắc Kinh vào đầu năm nay.

dong co sieu thanh trung quoc co the dat toc do mach 9 bang dau hoa hinh 1

Concept máy bay siêu thanh. Ảnh: SCMP

Bài liên quan

Mỹ sắp đuổi kịp Trung Quốc, Nga trong cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh?

Trung Quốc thúc đẩy dự án máy bay dân dụng siêu thanh

Nga bắt giữ nhà khoa học tên lửa siêu thanh vì tội phản quốc

Mỹ thử thành công vũ khí siêu thanh Raytheon

Nhóm nghiên cứu do ông Liu Yunfeng, kỹ sư cấp cao của Viện Khoa học Trung Quốc, dẫn đầu, đã tiết lộ các chi tiết kỹ thuật của động cơ chạy bằng dầu hỏa trong một bài báo đăng trên tạp chí khoa học. “Không có kết quả thử nghiệm nào đối với động cơ kích nổ siêu âm sử dụng dầu hỏa hàng không từng được công bố trước đây”, họ viết.

Động cơ kích nổ có thể chạy hiệu quả và mạnh mẽ hơn các động cơ siêu thanh khác. Làn sóng kích nổ gây ra một loạt vụ nổ, xảy ra gần như ngay lập tức và giải phóng nhiều năng lượng hơn đáng kể so với quá trình đốt cháy thông thường với cùng một lượng nhiên liệu, đặc biệt là ở tốc độ trên Mach 8.

Các nhà khoa học trên thế giới đã chế tạo động cơ kích nổ, nhưng chúng chủ yếu sử dụng hydro làm nhiên liệu, đi kèm với giá thành cao và nguy cơ phát nổ. Động cơ của nhóm ông Liu sử dụng RP-3, một loại nhiên liệu phản lực thường thấy ở các sân bay Trung Quốc. Ông nói: “Dầu hỏa hàng không là nhiên liệu được lựa chọn cho các động cơ do mật độ năng lượng cao và dễ bảo quản cũng như vận chuyển".

Ý tưởng sử dụng nhiên liệu phản lực để cung cấp năng lượng cho chuyến bay siêu thanh đã có từ nhiều thập kỷ trước, nhưng vấn đề nằm ở việc kiểm soát dầu hỏa không bắt lửa nhanh trong không khí cực nóng.

Dầu hỏa cháy chậm hơn hydro, vì vậy động cơ chạy bằng dầu hỏa thường yêu cầu buồng nổ dài hơn để giữ hỗn hợp nhiên liệu-không khí trong một thời gian dài hơn.

Các mô hình máy tính ước tính rằng buồng nổ của động cơ sử dụng nhiên liệu dầu hỏa sẽ cần dài hơn 10 lần so với buồng nổ sử dụng hydro. Theo nhóm nghiên cứu, việc tăng thêm chiều dài sẽ là không thể đối với hầu hết các máy bay siêu thanh, nơi mà từng milimet đều có giá trị.

Nhưng các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra rằng một sửa đổi đơn giản trên bề mặt cửa hút gió của động cơ có thể giúp cho việc đốt cháy dầu hỏa dễ dàng hơn trong khi vẫn giữ được kích thước của khoang nhỏ.

Kết quả của quá trình chạy thử nghiệm cho thấy rằng những sóng xung kích do va chạm này không chỉ có thể đốt cháy dầu hỏa mà còn giúp hạn chế các vụ nổ trong một không gian nhỏ, tạo ra nguồn cung cấp lực đẩy ổn định.

Trung Quốc đã phát triển một số tên lửa siêu thanh, bao gồm DF-17 và YJ-21, có khả năng bắn trúng một tòa nhà hoặc tàu chiến di chuyển và đủ nhanh để né tránh hầu hết các hệ thống phòng không.

Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch tìm kiếm các ứng dụng dân sự cho công nghệ siêu thanh bằng cách xây dựng một đội máy bay có thể vận chuyển hành khách đến bất cứ đâu trên hành tinh trong vòng 1 hoặc 2 giờ.

Quốc Thiên (theo SCMP)