NASA hủy bỏ chương trình vệ tinh giám sát khí nhà kính do thiếu kinh phí
(CLO) NASA đang hủy bỏ một vệ tinh theo kế hoạch sẽ giám sát chặt chẽ khí nhà kính trên khắp châu Mỹ vì nó quá tốn kém và phức tạp.
Nhưng cơ quan vũ trụ của Mỹ cho biết họ vẫn sẽ theo dõi tình trạng ô nhiễm do con người gây ra theo những cách khác nhau. NASA hôm thứ Ba đã thông báo rằng nhiệm vụ GeoCarb của họ, được cho là một vệ tinh chi phí thấp để theo dõi lượng khí carbon dioxide, khí mêtan và sự thay đổi của đời sống thực vật ở Bắc và Nam Mỹ, đã bị hủy bỏ vì chi phí quá cao.

NASA hủy bỏ chương trình vệ tinh giám sát khí nhà kính do thiếu kinh phí. Ảnh minh hoạ: AP
Khi được công bố sáu năm trước, nó được dự kiếm là có giá 166 triệu đô la, nhưng số liệu mới nhất của NASA cho thấy chi phí sẽ tăng lên hơn 600 triệu đô la và đã muộn nhiều năm, theo Giám đốc Khoa học Trái đất của NASA, Karen St. Germain.
Không giống như các vệ tinh khác giám sát khí nhà kính từ quỹ đạo thấp của Trái Đất và thu thập các phần khác nhau của địa cầu trong một bức tranh lớn, GeoCarb được cho là ở độ cao cao hơn nhiều 22.236 dặm (35.786 km) từ một vị trí cố định trên quỹ đạo và tập trung vào Bắc và Nam Mỹ. St. Germain cho biết quá khó khăn và tốn kém để hoàn thành trong ngân sách và đúng thời hạn.
Bà nói: “Chỉ riêng thiết bị đã tăng giá hơn gấp đôi và sau đó có những vấn đề phi kỹ thuật đáng lẽ còn tăng thêm nữa. Cơ quan này đã chi 170 triệu đô la cho chương trình hiện đã bị hủy bỏ và sẽ không chi thêm nữa".
Giám sát khí nhà kính, nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu, rất quan trọng ở nhiều cấp độ. Nó có thể giúp phát hiện rò rỉ, chẳng hạn như khí mêtan, hoặc buộc các công ty và quốc gia phải chịu trách nhiệm giải trình đã cam kết giảm lượng khí thải. Ngoài các chính phủ, nhiều công ty tư nhân hiện đang giám sát vệ tinh khí nhà kính.
Mai Vân (theo AP)