Khu Quản lý đường bộ 1 nỗ lực nâng cao hiệu quả bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ
(CLO) Trong những năm qua, Khu quản lý đường bộ 1 đã quản lý, khai thác hiệu quả đường cao tốc Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên và hai nhánh lên xuống nút giao Thịnh Đán và tuyến tránh TP. Thái Nguyên góp phần tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội cho địa phương và cả vùng.
Được khởi công từ tháng 11/2009, thông xe vào năm 2014 là dự án nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đồng thời là một trong 7 tuyến đường cao tốc hướng tâm về Thủ đô Hà Nội. Dự án đi vào sử dụng đã góp phần quan trọng giảm ách tắc, giảm thời gian và chi phí vận chuyển, nâng cao tốc độ chạy xe.

Để duy trì được chất lượng các tuyến đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Khu Quản lý đường bộ 1 đã tích cực phối hợp với các đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên
Để duy trì được chất lượng các tuyến đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Khu Quản lý đường bộ 1 đã tích cực phối hợp với các đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác đường chính với 4 làn xe và đường Ramp (02 làn xe).
Các cầu, cây xanh, hệ thống chiếu sáng bao gồm các trạm biến áp, các cột đèn chiếu sáng, tủ điện điều khiển được duy trì tốt. Công tác đảm bảo an toàn giao thông khi thi công, kiểm tra trên tuyến; công tác trực chốt tại các nút giao, các công tác liên quan đến cứu hộ, cứu nạn và các công tác khác trên tuyến được thực hiện đúng theo quy định.
Việc duy trì tốt chất lượng công trình và nâng cấp kịp thời các điểm, đoạn khu vực xuống cấp, thiết bị điện, biển bảng, cắt tỉa cây xanh đã đảm bảo hoạt động của các phương tiện giao thông được an toàn và thông suốt. Tạo động lực đẩy mạnh giao thương giữa Hà Nội với các tỉnh lân cận, phục vụ thu hút đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh khu vực phía Bắc.

Việc duy trì tốt chất lượng công trình và nâng cấp kịp thời các điểm, đoạn khu vực xuống cấp, thiết bị điện, biển bảng, cắt tỉa cây xanh đã đảm bảo hoạt động của các phương tiện giao thông được an toàn và thông suốt
Đối với hai nhánh lên xuống nút giao Thịnh Đán và tuyến tránh TP. Thái Nguyên cũng được quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ. Việc bảo trì công trình đã được thực hiện theo quy định của quy trình bảo trì, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì công trình đường bộ.
Quy trình quản lý, vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình được lập phù hợp với các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình. Việc này đã duy trì tuổi thọ công trình, bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt, an toàn cho người và tài sản, an toàn công trình, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
Khu Quản lý đường bộ 1 và các đơn vị cũng luôn quan tâm đến công tác ứng dụng máy móc công nghệ mới để nâng cao hiệu quả bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ. Việc làm này đã góp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực trong công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Các đơn vị đã ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo trì đường bộ. Trong đó có một số công nghệ tiên tiến trên thế giới vào hoạt động duy tu bảo trì, như máy dọn lề đường và rãnh thoát nước hở, máy vá vết nứt dọc, vá nhanh vết nứt dài… bảo vệ mặt và nền đường không đọng nước.
Bên cạnh đó, công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên các tuyến đường được triển khai đồng bộ, kịp thời từ khâu xây dựng kế hoạch khắc phục hậu quả thiên tai. Các đơn vị chuẩn bị lực lượng và cơ sở vật chất, phân công thực hiện; đặc biệt, công tác khắc hậu quả đã được triển khai nhanh chóng, kịp thời với sự vào cuộc của lực lượng tại chỗ góp phần bảo đảm giao thông thông suốt trong các mùa mưa bão.
Ngoài tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và hai nhánh lên xuống nút giao Thịnh Đán và tuyến tránh TP. Thái Nguyên, với tinh thần vượt nắng, thắng mưa, Khu Quản lý đường bộ 1 và các đơn vị đã duy trì cải tạo, nâng cấp, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến quốc lộ và đường khác.
Hiện nay, nhiều dự án đã được Khu Quản lý đường bộ 1 đôn đốc các nhà thầu tập trung thi công các hạng mục công trình, đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn lao động. Luôn có sự sát sao, đôn đốc để các dự án giao thông trọng điểm ở nhiều tỉnh duy trì được chất lượng, đảm bảo an toàn theo đúng kế hoạch. Qua đó, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tạo động lực phát triển bền vững hệ thống đường bộ, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
PV