Thương mại Trung Quốc - Nga cán mốc hơn 222 tỷ USD trong 10 tháng

11/12/2024 06:31

(CLO) Tổng cục Hải quan Trung Quốc báo cáo rằng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga tăng nhẹ 2,1% trong tháng 1-11 năm 2024 so với cùng kỳ năm trước lên 222,77 tỷ đô la.

Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc đạt 104,19 tỷ đô la (tăng 4% so với cùng kỳ năm trước), trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt 118,57 tỷ đô la (tăng 0,4%).

Kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc tăng 29,3% vào năm 2022 lên 190 tỷ đô la. Năm 2023, đạt mức kỷ lục 240,11 tỷ đô la, tăng 26,3%.

thuong mai trung quoc  nga can moc hon 222 ty usd trong 10 thang hinh 1

Ông Putin bắt tay với ông Tập trước cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm nay. Ảnh: RIA Novosti.

Năng lượng, bao gồm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá, chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Nga. Hơn nữa, kim loại, gỗ, hải sản và các sản phẩm nông nghiệp được cung cấp từ Nga sang Trung Quốc.

Bắc Kinh xuất khẩu ô tô, máy kéo, máy tính, điện thoại thông minh, thiết bị công nghiệp và chuyên dụng, đồ chơi, giày dép và máy điều hòa không khí sang Nga.

Thương mại Nga - Trung đang bùng nổ trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga và các tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Đồng thời, hai quốc gia cũng tích cực dùng nội tệ để thay thế các đồng tiền phương Tây trong thương mại song phương.

Tổng thống Nga Putin cũng cho biết hai nước đã tích cực hợp tác đầu tư. Hơn 80 dự án với tổng giá trị 200 tỷ USD đã được triển khai, hoặc sẵn sàng triển khai thông qua một ủy ban liên chính phủ.

Kinh tế Nga - Trung Quốc ngày càng xích lại gần nhau kể từ khi chiến sự tại Ukraine nổ ra đầu năm 2022. Năm ngoái, kim ngạch thương mại hai nước lập kỷ lục với 240 tỷ USD.

Nga tăng nhập hàng hóa thiết yếu từ Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc mua lượng lớn dầu Nga giá rẻ. Hồi tháng 9/2023, ông Putin cũng mô tả quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh đã đạt đến "mức độ chưa từng có" và sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác.

Tăng cường trao đổi thương mại giữa hai nước trong vài tháng gần đây gặp khó vì những lệnh cấm của phương Tây nhưng doanh nghiệp hai nước đã có nhiều biện pháp để cố gắng khắc phục.

An Nhiên (Theo Tass)

CTV