Triển lãm ‘Kể’ kết nối các di sản văn hóa
Triển lãm "Kể" kết nối di sản văn hóa truyền thống với những sáng tạo hiện đại của sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
64 tác phẩm của sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đang trưng bày tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút sự quan tâm của đông đảo giới chuyên môn, nghệ sĩ trẻ và công chúng yêu mến nghệ thuật.
.jpg)
Theo Ban tổ chức, triển lãm "Kể" không chỉ đơn thuần là triển lãm tác phẩm của sinh viên, mà còn là hành trình đối thoại giữa quá khứ và hiện tại, giữa ký ức văn hóa và sự vận động của đời sống đương đại. Qua từng tác phẩm, những người trẻ mong muốn khơi dậy những câu chuyện, những lớp nghĩa mới của di sản.
Các tác phẩm tại triển lãm thuộc nhiều lĩnh vực như thời trang, đồ họa, điêu khắc… chắt lọc từ những nguồn cảm hứng từ tín ngưỡng dân gian hay những nét sinh hoạt đời thường đậm bản sắc Việt và được diễn tả bằng ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại.
.jpg)
thoại giữa quá khứ và hiện tại
Đặc biệt, hệ thống nhận diện của triển lãm “Kể” được thiết kế với ý tưởng từ hình tượng con Cóc xuất hiện nhiều trong văn hóa dân gian Việt Nam như Cóc mưu trí, gan dạ trong truyện “Cóc kiện trời”, Cóc trong tranh “Thầy đồ Cóc”; vở Chèo “Nghêu Sò Ốc Hến” ; truyện tranh “Sự tích bánh chưng - bánh dày”, “Sự tích ông Công - ông Táo”, “Chú Cuội cung Trăng”, “Sự tích cây khế” hay sự kiện festival “Hồ vang bài Chòi”…
Những hành trình sáng tạo đó được tái hiện trong một không gian di sản mang đậm chất truyền thống của Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giới chuyên môn, nghệ sĩ trẻ và công chúng yêu mến nghệ thuật đương đại và văn hóa truyền thống.
.jpg)
Theo Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn, những người tổ chức triển lãm thật khéo chọn cách để “Kể” trong không gian mở của Văn Miếu - Quốc Tử Giám theo lộ trình “Khởi” - “Tạo” - “Trụ” - “Biến” để các bạn sinh viên trẻ mang khát vọng bay xa trong thế kỷ mới.
Ông cũng cho rằng, các bạn trẻ đã rất can đảm và tự tin để nghĩ khác và nhìn khác. Họ không nép bóng di sản và truyền thống của tổ tiên xưa, cũng không nương vào bóng các thể hệ đi trước để cất giọng của thế hệ mình.
.jpg)
“Muôn cửa vào, lối ra vẫn đang để ngỏ cho ngôn ngữ, chất liệu và loại hình nghệ thuật đương đại kịp buông theo những người trẻ mới đang thòa sức nghĩ, mỏi mắt tìm và thỏa thuê nhìn chẳng giống ai. Đây mới chính là cách thừa hưởng đẹp đẽ nhất chứ không phải là phủ nhận như mọi người từng nghĩ vậy”, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá.
Một số tác phẩm tại triển lãm:
.jpg)
.jpg)