Đời sống

Những bức ảnh quý giá về các cuộc duyệt binh đặc biệt của đất nước ta

Nguyễn Đoan 15/05/2025 06:14

(CLO) Những hình ảnh duyệt binh qua các thời kỳ ghi lại khoảnh khắc hào hùng của dân tộc, nhắc nhớ chặng đường giữ nước và dựng nước vẻ vang.

Trong dòng chảy lịch sử của đất nước ta, các cuộc duyệt binh luôn là những dấu mốc quan trọng, thể hiện sức mạnh quân sự, tinh thần đoàn kết và niềm tự hào dân tộc. Những bức ảnh tư liệu ghi lại các lễ duyệt binh đặc biệt không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là minh chứng sinh động cho ý chí kiên cường và hành trình giành độc lập, thống nhất đất nước.

Lễ duyệt binh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam diễn ra vào ngày 1/1/1955 tại Quảng trường Ba Đình, nhằm chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến.

1434409727-akfmduyet_binh_txlm.jpg
Đội hình cơ giới của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc diễu binh ngày 1/1/1955 (Nguồn: tư liệu Bảo tàng Hậu cần).

Tham gia lễ duyệt binh là những người lính đã vượt qua chặng đường chiến đấu gian khổ, với trang bị hiện đại nhất khi đó chỉ là pháo cao xạ. Chính lực lượng này đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, đánh bại đội quân tinh nhuệ của Pháp vào tháng 5/1954.

Lễ duyệt binh thứ hai được tổ chức vào ngày 1/5/1973, cũng tại khu vực Quảng trường Ba Đình, nhằm chào mừng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sự kiện này diễn ra sau khi Hiệp định Paris được ký kết, đánh dấu việc chấm dứt sự chiếm đóng của các lực lượng quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Hình ảnh lễ duyệt binh ngày 1/5/1973 trên Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) do nhiếp ảnh gia người Đức Thomas Billhardt ghi lại (Ảnh tư liệu).
Hình ảnh lễ duyệt binh ngày 1/5/1973 trên Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) do nhiếp ảnh gia người Đức Thomas Billhardt ghi lại (Ảnh tư liệu).
Khối nam chiến sĩ lục quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào lễ đài (Ảnh tư liệu).
Khối nam chiến sĩ lục quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào lễ đài (Ảnh tư liệu).
Khối nữ công nhân tự vệ vừa lao động, vừa chiến đấu duyệt đội ngũ (Ảnh tư liệu).
Khối nữ công nhân tự vệ vừa lao động, vừa chiến đấu duyệt đội ngũ (Ảnh tư liệu).

z6601961497062_0b905b34a290531a487085d1f6320261.jpg
Mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc tại lễ duyệt binh đã khẳng định quyết tâm giành thắng lợi của cuộc đấu tranh chính nghĩa để giành lấy hòa bình và thống nhất đất nước.
Dàn khí tài quân sự của Quân đội ta lúc bấy giờ như tên lửa, xe tăng, cano, xe thiết giáp… lần lượt đi qua lễ đài (Ảnh tư liệu).
Dàn khí tài quân sự của Quân đội ta lúc bấy giờ như tên lửa, xe tăng, xe thiết giáp… lần lượt đi qua lễ đài (Ảnh tư liệu).

Lễ duyệt binh lần thứ ba được tổ chức vào ngày 15/5/1975 tại Thành phố Hồ Chí Minh – khi đó vẫn mang tên Sài Gòn. Đây là sự kiện trọng đại mừng chiến thắng, chỉ vài tuần sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.

Trong không khí hân hoan và xúc động, đông đảo người dân đã đổ ra đường tham gia lễ duyệt binh lịch sử, cùng chào đón những đoàn quân chiến thắng tiến vào thành phố (Ảnh tư liệu).
Trong không khí hân hoan và xúc động, đông đảo người dân đã đổ ra đường tham gia lễ duyệt binh lịch sử, cùng chào đón những đoàn quân chiến thắng tiến vào thành phố (Ảnh tư liệu).
8e4a18a1.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lễ duyệt binh ngày 2-9-1975 (Ảnh tư liệu).

Cũng trong năm 1975, một lễ duyệt binh quan trọng khác được tổ chức vào ngày 2/9 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 30 năm Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chào mừng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và đặc biệt là sự kiện đất nước vừa hoàn toàn thống nhất sau ngày 30/4 lịch sử.

z6601961525398_fb4ddb2d76a68a77a0d8a49b0b88f5c8.jpg
Lễ duyệt binh lần gần đây nhất diễn ra vào ngày 2/9/1985, nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng).
z6601961515828_7a3a5a58772055a65e75fa22d66410c2.jpg
Lễ duyệt binh ngày 2/9/1985 tại Hà Nội (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng).

Với sự tham gia của hàng chục nghìn quân và dân, cùng quy mô tổ chức hoành tráng tại Quảng trường Ba Đình, đây được xem là lễ duyệt binh lớn nhất tính đến thời điểm đó. Sự kiện không chỉ thể hiện sức mạnh quân sự và niềm tự hào dân tộc, mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trong giai đoạn hòa bình, tái thiết đất nước.

Trong những ngày gần đây, tại các trang lịch sử lan truyền loạt ảnh tư liệu quý giá về các cuộc duyệt binh trọng đại của đất nước ta. Dù đã diễn ra cách đây nhiều thập kỷ, nhưng những hình ảnh đầy trang nghiêm và khí thế ấy vẫn khơi gợi niềm tự hào sâu sắc trong lòng nhiều người.

Mới đây, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 124/NQ-CP, trong đó giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động chuẩn bị và tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Nguyễn Đoan