Đời sống

Nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội bị chiếm dụng, tồn tại như không

Nguyễn Đoan 17/05/2025 06:33

(CLO) Nhiều nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh, khóa trái cửa, khiến người dân không thể sử dụng dù vẫn hiện diện giữa phố.

Tại nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội, không khó để bắt gặp những công trình nhà vệ sinh công cộng từng được đầu tư xây dựng khang trang. Tuy nhiên, thay vì phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và du khách, nhiều nơi đang bị biến thành kho chứa đồ, điểm bán hàng, thậm chí là nơi ở tạm bợ.

z6609197693861_3b45d1b9f34cd52994cf74548c49331f.jpg
Tại nút giao Ngã Tư Sở (quận Thanh Xuân), một nhà vệ sinh công cộng được xây dựng khang trang nhưng bên trong đã xuống cấp nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối.
z6609197686213_a8b44a00a6cdaceb364c2557edf1ea6d.jpg
z6609197700985_4caa61c04898996479e3689e95f6189f.jpg
Địa điểm này cũng bị chiếm dụng để kinh doanh, bày biện nhiều đồ đạc không rõ nguồn gốc. Thậm chí, nơi đây còn bị biến thành điểm rửa xe, với nước và điện được lấy trực tiếp từ nhà vệ sinh công cộng.
z6609197569133_6400e83a7c65395943cbdd63049c23d1.jpg
Hệ thống điện tại đây đã xuống cấp, dây điện lộ ra ngoài, không được nối lại một cách an toàn, gây nguy cơ cháy nổ và rất nguy hiểm cho người sử dụng. Khi phát hiện có phóng viên ghi hình, một người phụ nữ lạ mặt lập tức ra dọn dẹp biển hiệu rửa xe. Ngay sau đó, một người dân tự xưng là bảo vệ đến yêu cầu phóng viên rời đi, không cho phép tác nghiệp.
z6609197693743_f6bf24b395d52fcf83612a7947e14d46.jpg
z6609197606589_c142f8c0d3cc8f480ead585a882a8e64.jpg
Tình trạng tương tự cũng xuất hiện tại nhà vệ sinh công cộng trên đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân), nhà vệ sinh bị tận dụng làm quán nước, bán hàng ăn. Bên trong, không gian bị chiếm dụng để chứa đồ đạc, không còn phục vụ nhu cầu vệ sinh công cộng.
z6609197629770_963f99b860dad04f32661bbcc9b78d1d.jpg
Phóng viên tiếp tục ghi nhận tình trạng tương tự tại nhà vệ sinh công cộng phía trước bến xe Mỹ Đình. Nhà vệ sinh này gồm 3 khoang, tuy nhiên, đến 2 khoang đã bị chiếm dụng, không còn phục vụ cho mục đích vệ sinh công cộng.
z6609197690763_6b9f7a20b268fbfc5e2dec7a7e9df095.jpg
z6609197616590_7708fbc6d3ba4e3cc184b9e507f37ee0.jpg
Người dân thoải mái bày biện đủ thứ đồ như thùng xốp, nước, ga, bếp gas và hàng hóa, khiến nhà vệ sinh công cộng bị chật kín, không còn không gian để phục vụ nhu cầu vệ sinh.
z6609197627527_dea491a08c23cc46e7f34d7a0a699594.jpg
Phóng viên đã dò la người bán nước phía trước bến xe Mỹ Đình, họ cho biết nhà vệ sinh này không có điện. Tuy nhiên, bên trong lại xuất hiện hai công tơ điện vẫn chạy bình thường. Câu hỏi đặt ra là: điện ở đâu? Ai đang sử dụng và mục đích sử dụng là gì?
z6609197688960_100f041f5fa7cfabb129a4414e825f6f.jpg
Ngay sau khi phát hiện phóng viên đang tác nghiệp, một nam chủ quán nước liền vội vã bê đồ ra khỏi nhà vệ sinh để che giấu việc chiếm dụng để hoạt động kinh doanh bên trong.
z6609197580428_28fff0e01a83bf13c8c0d763bdfa27c4.jpg
z6609197645110_aa68515ebf0d9aa3c2ab38de00bb7b2c.jpg
Nhiều nhà vệ sinh dù không bị chiếm dụng, nhưng lại trong tình trạng cửa đóng then cài, các hạng mục bên trong bị xuống cấp, nhiều nơi không thể sử dụng.
z6609197690762_886628e250bab75d0f204e4e81122df5.jpg
Điều đáng nói là trên bản đồ hệ thống vệ sinh công cộng của thành phố, những địa điểm này vẫn được ghi nhận là “đang hoạt động”. Nhiều người dân lúng túng khi tìm đến nơi theo hướng dẫn mà không thể sử dụng được dịch vụ.

Theo thống kê, hiện toàn thành phố có hơn 400 nhà vệ sinh công cộng, song con số thực sự hoạt động hiệu quả thì ít hơn nhiều. Một phần trong số đó đang chờ được xã hội hóa hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.

Việc để các công trình phục vụ cộng đồng bị chiếm dụng và lãng phí không chỉ gây bất tiện mà còn làm xấu hình ảnh đô thị, đặc biệt trong mắt du khách. Đã đến lúc thành phố cần rà soát toàn diện, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng sai mục đích, đồng thời có giải pháp đầu tư, quản lý hiệu quả hơn hệ thống nhà vệ sinh công cộng, một tiện ích nhỏ nhưng không thể thiếu với một đô thị văn minh.

Nguyễn Đoan