Xã hội

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Tạo hệ sinh thái ngôn ngữ, mở rộng cánh cửa hội nhập

Hồng Phúc 08/07/2025 13:43

(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Đề án quốc gia “Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học giai đoạn 2025–2035, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa mục tiêu giáo dục công dân toàn cầu, tạo đột phá trong cải cách giáo dục theo tinh thần Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

Từ “ngoại ngữ phổ biến” đến “ngôn ngữ thứ hai” trong trường học

Tiếng Anh hiện là một trong 7 ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục Việt Nam, với tỷ lệ học sinh theo học và số trường tổ chức giảng dạy chiếm áp đảo. Tuy nhiên, định vị tiếng Anh như một “ngôn ngữ thứ hai” – nghĩa là sử dụng thành thạo, tự nhiên như ngôn ngữ mẹ đẻ trong học tập và cuộc sống – là một bước tiến lớn, đòi hỏi hệ thống giải pháp đồng bộ và dài hơi.

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, mục tiêu của đề án không đơn thuần là cải thiện điểm số, mà là hình thành một hệ sinh thái sử dụng tiếng Anh trong và ngoài nhà trường, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, tư duy toàn cầu, sẵn sàng hội nhập.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trả lời câu hỏi của báo chí.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng.

Chúng ta đã quen với cách dạy ngoại ngữ thiên về từ vựng, ngữ pháp. Với đề án mới, tiếng Anh sẽ được sử dụng như một công cụ giao tiếp, một phương tiện học tập và sinh hoạt thường nhật trong môi trường giáo dục”, Thứ trưởng Thưởng nhấn mạnh.

Trường đại học vào cuộc: Đào tạo bài bản, gắn với thực tiễn

Một trong những giải pháp then chốt để triển khai thành công đề án là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh. PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định: “Không thể có học sinh sử dụng thành thạo tiếng Anh nếu giáo viên chưa thực sự làm chủ ngôn ngữ”.

Vì vậy, nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động như: đưa sinh viên sư phạm thực tập tại các trường quốc tế, tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh chuyên ngành, hội thảo chuyên đề có sự tham gia của giảng viên quốc tế, và đặc biệt là mở rộng chương trình trao đổi sinh viên, học một phần học phần tại nước ngoài.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các cơ sở đào tạo giáo viên chủ động đầu tư chương trình, đội ngũ và cơ sở vật chất, đồng thời phối hợp với các sở GD&ĐT để đặt hàng đào tạo giáo viên đáp ứng thực tiễn. Đây sẽ là “chìa khóa” để triển khai đồng bộ, hiệu quả đề án từ bậc phổ thông đến đại học.

Tiếng Anh không chỉ là công cụ học tập mà còn là lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu. Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã chủ động xây dựng chương trình đào tạo song bằng, hợp tác quốc tế, hướng tới chuẩn đầu ra với chứng chỉ quốc tế.

sv.jpg
Tiếng Anh là 1 trong 7 ngoại ngữ được giảng dạy trong các trường học tại Việt Nam và là ngoại ngữ có số lượng học sinh lựa chọn, số trường lớp giảng dạy chiếm đa số, được sử dụng rộng rãi trong và ngoài nhà trường.

Tại Học viện Tài chính, chương trình DDP (Dual Degree Programme) liên kết với Đại học Greenwich (Anh) giúp sinh viên sau 4 năm có thể sở hữu song bằng, đồng thời đạt chứng chỉ IELTS 6.0 và hoàn thành 9 môn F theo chuẩn ACCA. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đạt hơn 98%, trong đó gần 65% làm việc tại các ngân hàng lớn, tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.

“Sinh viên học chương trình liên kết không chỉ được đào tạo chuyên sâu các ngành kinh tế - tài chính mà còn có khả năng tiếng Anh vững vàng, sẵn sàng hội nhập ngay sau khi tốt nghiệp”, bà Huyền, đại diện chương trình chia sẻ.

Tại Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE – Đại học Kinh tế Quốc dân, sinh viên không chỉ học bằng tiếng Anh mà còn được tạo điều kiện học trao đổi, chuyển tiếp, hoặc nhận bằng chính quy của các trường đại học đối tác tại Anh, Mỹ, Hà Lan, Australia… Viện cũng thường xuyên mời giảng viên nước ngoài giảng dạy, giúp sinh viên tiếp cận kiến thức và môi trường học tập chuẩn quốc tế.

Người học sử dụng tiếng Anh ở mức chuyên sâu có thể làm việc tại các tổ chức quốc tế hoặc tiếp tục du học bậc sau đại học. Quan trọng hơn, họ có thể tự định vị mình trên bản đồ thị trường lao động toàn cầu”, TS Vũ Văn Ngọc, Viện trưởng Viện POHE, cho biết.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai không thể chỉ dừng lại ở thay đổi chương trình hay phương pháp. Đó là một quá trình kiến tạo môi trường học tập, từ lớp học, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa đến kết nối cộng đồng học thuật quốc tế. Trường học không còn là nơi “học tiếng Anh”, mà là nơi tiếng Anh trở thành một phần tự nhiên của đời sống học đường.

Việc triển khai thành công đề án sẽ không chỉ giúp thế hệ trẻ Việt Nam nói tốt tiếng Anh, mà còn mở rộng tư duy, tăng khả năng hội nhập và tạo nền tảng cho quốc gia phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên toàn cầu hóa

Chúng ta đã quen với cách dạy ngoại ngữ thiên về từ vựng, ngữ pháp. Với đề án mới, tiếng Anh sẽ được sử dụng như một công cụ giao tiếp, một phương tiện học tập và sinh hoạt thường nhật trong môi trường giáo dục”, Thứ trưởng Thưởng nhấn mạnh.

Trường đại học vào cuộc: Đào tạo bài bản, gắn với thực tiễn

Một trong những giải pháp then chốt để triển khai thành công đề án là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh. PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định: “Không thể có học sinh sử dụng thành thạo tiếng Anh nếu giáo viên chưa thực sự làm chủ ngôn ngữ”.

Vì vậy, nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động như: đưa sinh viên sư phạm thực tập tại các trường quốc tế, tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh chuyên ngành, hội thảo chuyên đề có sự tham gia của giảng viên quốc tế, và đặc biệt là mở rộng chương trình trao đổi sinh viên, học một phần học phần tại nước ngoài.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các cơ sở đào tạo giáo viên chủ động đầu tư chương trình, đội ngũ và cơ sở vật chất, đồng thời phối hợp với các sở GD&ĐT để đặt hàng đào tạo giáo viên đáp ứng thực tiễn. Đây sẽ là “chìa khóa” để triển khai đồng bộ, hiệu quả đề án từ bậc phổ thông đến đại học.

Tiếng Anh không chỉ là công cụ học tập mà còn là lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu. Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã chủ động xây dựng chương trình đào tạo song bằng, hợp tác quốc tế, hướng tới chuẩn đầu ra với chứng chỉ quốc tế.

Tại Học viện Tài chính, chương trình DDP (Dual Degree Programme) liên kết với Đại học Greenwich (Anh) giúp sinh viên sau 4 năm có thể sở hữu song bằng, đồng thời đạt chứng chỉ IELTS 6.0 và hoàn thành 9 môn F theo chuẩn ACCA. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đạt hơn 98%, trong đó gần 65% làm việc tại các ngân hàng lớn, tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.

“Sinh viên học chương trình liên kết không chỉ được đào tạo chuyên sâu các ngành kinh tế - tài chính mà còn có khả năng tiếng Anh vững vàng, sẵn sàng hội nhập ngay sau khi tốt nghiệp”, bà Huyền, đại diện chương trình chia sẻ.

Tại Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE – Đại học Kinh tế Quốc dân, sinh viên không chỉ học bằng tiếng Anh mà còn được tạo điều kiện học trao đổi, chuyển tiếp, hoặc nhận bằng chính quy của các trường đại học đối tác tại Anh, Mỹ, Hà Lan, Australia… Viện cũng thường xuyên mời giảng viên nước ngoài giảng dạy, giúp sinh viên tiếp cận kiến thức và môi trường học tập chuẩn quốc tế.

Người học sử dụng tiếng Anh ở mức chuyên sâu có thể làm việc tại các tổ chức quốc tế hoặc tiếp tục du học bậc sau đại học. Quan trọng hơn, họ có thể tự định vị mình trên bản đồ thị trường lao động toàn cầu”, TS Vũ Văn Ngọc, Viện trưởng Viện POHE, cho biết.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai không thể chỉ dừng lại ở thay đổi chương trình hay phương pháp. Đó là một quá trình kiến tạo môi trường học tập, từ lớp học, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa đến kết nối cộng đồng học thuật quốc tế. Trường học không còn là nơi “học tiếng Anh”, mà là nơi tiếng Anh trở thành một phần tự nhiên của đời sống học đường.

Việc triển khai thành công đề án sẽ không chỉ giúp thế hệ trẻ Việt Nam nói tốt tiếng Anh, mà còn mở rộng tư duy, tăng khả năng hội nhập và tạo nền tảng cho quốc gia phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên toàn cầu hóa

Hồng Phúc