Hà Nội:

“Quả bóng” trách nhiệm “đẩy đi đẩy lại”: Đường Lê Văn Lương tắc kéo dài là do ai?

Thứ ba, 05/07/2022 13:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đang có nhiều nhận định khác nhau về vấn đề tắc đường trên các tuyến phố Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.

“Quả bóng” trách nhiệm: Đường Lê Văn Lương tắc kéo dài là do ai?

Trong kết luận thanh tra quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng, Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra rằng, tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính đang bị quá tải hạ tầng, do nhiều dự án “nâng tầng” theo cấp số nhân, tăng lượng số căn hộ, nhồi nhét dân số.

qua bong trach nhiem day di day lai duong le van luong tac keo dai la do ai hinh 1

Riêng tuyến đường Lê Văn Lương, người dân Thủ đô còn ưu ái đặt biệt danh là “tuyến đường đau khổ”. (Ảnh: X.H)

Ghi nhận thực tế cho thấy, riêng tuyến đường Lê Văn Lương, người dân Thủ đô còn ưu ái đặt biệt danh là “tuyến đường đau khổ”, vì tuyến đường này luôn tắc nghẽn trong giờ đi làm và giờ tan tầm.

Phản bác kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, ông Phạm Quốc Tuyến, Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết: Nhiều tuyến đường hướng vào trung tâm TP.Hà Nội không có nhiều nhà cao tầng như tuyến Lê Văn Lương - Tố Hữu nhưng vẫn ùn tắc. 

Lưu lượng giao thông tăng đột biến ở đầu sáng, cuối chiều chứng tỏ lượng phương tiện giao thông ngoại thành vào thành phố rất lớn.

Điều này trong quy hoạch chung đã tính đến, có giải pháp đưa ra để từng bước khắc phục như di dời các trường đại học, bệnh viện lớn, cơ quan Trung ương trong nội đô ra ngoài để không thu hút người vào trong thành phố…

Ông Tuyến cho rằng: Thủ tướng đã có quyết định giao cho Bộ Xây dựng thực hiện việc di dời các cơ quan ra ngoài thành phố, nhưng đến nay chưa thực hiện được. 

“Do vậy, việc các cơ quan chưa di dời cũng là một trong các nguyên nhân gây ùn tắc các trục đường hướng tâm, trong đó có đường Lê Văn Lương - Tố Hữu”, ông Tuyến nêu quan điểm.

Bộ Xây dựng nói gì về vấn đề không di dời cơ quan ra ngoài thành phố

Trước quan điểm của lãnh đạo Sở Xây dựng - Kiến trúc Hà Nội, trao đổi với báo Nhà báo và Công luận, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết: Việc di dời các cơ quan ra ngoài thành phố là trách nhiệm chung của nhiều cơ quan ban ngành, và chính bản thân Hà Nội.

qua bong trach nhiem day di day lai duong le van luong tac keo dai la do ai hinh 2

Đường Lê Văn Lương thường xuyên tắc nghẽn. (Ảnh: D.V)

Theo Bộ Xây dựng, vào năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 130 về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội.

Theo đó, Bộ Xây dựng có nhiệm vụ lập danh mục, cụ thể hoá tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ quan, đơn vị (các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương), trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; giám sát việc tổ chức thực hiện di dời theo Quy hoạch.

Bộ Tài chính được giao xây dựng cơ chế chính sách về tài chính để khuyến khích, khai thác quỹ đất có hiệu quả, đảm bảo theo tiến độ và lộ trình di dời của thành phố Hà Nội và từng Bộ, ngành liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Đề xuất phương án tài chính để đầu tư xây dựng trụ sở các Bộ, ngành tại địa điểm mới bảo đảm tính khả thi.

Bản thân UBND Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức lập, phê duyệt các đồ án quy hoạch có liên quan làm căn cứ cho việc sử dụng các quỹ đất sau khi di dời và xác định bố trí quỹ đất và hạ tầng các cơ sở mới trước khi phải di dời; đề xuất phương án sử dụng quỹ đất sau khi di dời; đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ khuyến khích thực hiện di dời, khai thác sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn tái đầu tư cho các cơ sở phải di dời.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết: Với trách nhiệm của mình, Bộ đã thực hiện nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong đó, Bộ đã thực hiện rà soát 36 cơ quan Trung ương thuộc đối tượng quy hoạch (18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, 6 cơ quan Trung ương các đoàn thể) để xây dựng các phương án quy hoạch cụ thể.

Đến nay, Bộ Xây dựng đã hoàn thành tổ chức cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể khu trụ sở làm việc các Bộ ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây. 

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 5089/VPCP-CN ngày 27/7/2021 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về kết quả cuộc thi tuyển; Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đã có Quyết định số 948/QĐ-BXD ngày 20/8/2021 của công bố kết quả thi tuyển.

Trên cơ sở kết quả thi tuyển, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo hoàn thiện Đồ án quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ ngành Trung ương, dự kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong năm 2022, làm cơ sở triển khai các bước đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Loạt giải pháp hàng không ứng phó với thiếu hụt tàu bay, giá vé tăng cao

Loạt giải pháp hàng không ứng phó với thiếu hụt tàu bay, giá vé tăng cao

(CLO) Nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trước bối cảnh thiếu hụt đội tàu bay, các hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp như kéo dài thời gian khai thác đội tàu bay, tăng cường bay đêm, khai thác tàu bay thân rộng,...

Giao thông
Sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn đang được triển khai xây dựng hai trạm dừng nghỉ tạm thời để phục vụ nhu cầu của người dân.

Giao thông
Còn 33 điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội

Còn 33 điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội

(CLO) Thống kê của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện trên địa bàn Thành phố có tổng số 33 điểm ùn tắc giao thông gồm 22 điểm chuyển tiếp từ năm 2023 và 11 điểm phát sinh.

Giao thông
Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

(CLO) Qua một tháng cao điểm kiểm tra, xử lý xe ba, bốn bánh tự chế, không đảm bảo an toàn, chở hàng hóa cồng kềnh tại Hà Nội; lực lượng chức năng đã xử lý gần 2.000 trường hợp vi phạm và tạm giữ 540 phương tiện các loại.

Giao thông
Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

(CLO) Các hãng hàng không Việt Nam đã có thông báo tăng cường tần suất các chuyến bay đi/đến đến cảng hàng không Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Giao thông