Quân đội Nhật Bản đau đầu với bài toán già hóa dân số

Thứ năm, 23/07/2020 11:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trên bức tường màu xám của Bộ Quốc phòng Nhật Bản ở trung tâm Tokyo là một tấm áp phích tuyển quân với những gương mặt trẻ rạng rỡ nhìn thẳng về phía trước.

Quân đội Nhật Bản đang già hóa

Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đau đầu giải quyết bài toán già hóa quân đội. Ảnh: Trumpet

Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đau đầu giải quyết bài toán già hóa quân đội. Ảnh: Trumpet

Thế nhưng, ở một nước Nhật đang già đi, việc tìm đủ những gương mặt trẻ tuổi để lấp đầy hàng ngũ quân đội đang dần trở thành một thử thách khó khăn, như chính Bộ Quốc phòng nước này đã từng thừa nhận.

Số lượng người Nhật ở trong khoảng từ 18 - 26 tuổi, độ tuổi thích hợp nhất để bắt đầu gia nhập quân đội, đạt con số cao nhất ở mức 17 triệu người vào năm 1994.

Từ đó đến nay, con số đó đã giảm xuống chỉ còn 11 triệu người. Đến năm 2050, nó sẽ tụt xuống dưới mức 8 triệu người.

“Nhiệt huyết tuổi trẻ là tất cả những gì mà các lực lượng quân đội cần, và nó chính xác là thứ mà chúng tôi đang thiếu,” trung tướng đã nghỉ hưu Yamaguchi Noboru của lực lượng tự vệ (SDF) cho hay.

SDF đã không thể hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân mỗi năm của mình kể từ năm 2014, và chỉ đạt được 72% chỉ tiêu vào năm 2018.

Họ chỉ có thể đưa ra chiến trường 227.000 trong tổng số 247.000 lính mà ngân sách của họ dự tính chi để nuôi, tức là 8% ngân sách dự tính đó đã không có chỗ để sử dụng. Ở những hàng ngũ cấp thấp, chênh lệch này lên tới hơn 25%.

Lương thấp, điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt và nhiều hạn chế của việc đi lính ở một quốc gia theo chủ nghĩa hòa bình với số lượng người thất nghiệp thấp luôn luôn khiến cho việc tuyển quân gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên cơ cấu dân số cũng góp phần làm vấn đề tồi tệ hơn.

Robert Eldridge, một cựu viên chức quân đội người Mỹ và là tác giả của một cuốn sách về cơ cấu dân số và lực lượng vũ trang của Nhật Bản có tiêu đề: "Sự thay đổi cơ cấu dân số không chỉ là vấn đề liên quan đến kinh tế, mà nó còn là vấn đề liên quan đến quốc phòng", đã phát biểu rằng một cơ cấu dân số theo hình kim tự tháp ngược cũng làm cho nước Nhật lo lắng không kém gì so với sự bành trướng của Trung Quốc hay những dàn tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Quân đội đang sử dụng rất nhiều chiến lược giống với các công ty tư nhân trong việc đương đầu với tình trạng lão hóa lực lượng lao động.

“Cũng giống như phần còn lại của Nhật Bản, SDF cũng đang cố gắng xem xét xem công nghệ AI và robot có thể giúp được gì cho họ”, Sheila Smith, một chuyên gia cố vấn người Mỹ và cũng là thành viên của Hội đồng quan hệ quốc tế, cho biết

Trưng dụng AI, nâng tuổi hưu, tuyển dụng quân nhân là phụ nữ là những giải pháp được tính tới

Chính phủ Nhật cũng đã thông báo về kế hoạch mua và phát triển những tàu bay và tàu ngầm không người lái.

Trong khi những thứ nêu trên được dự tính là sẽ áp dụng cho hoạt động tuần tra giám sát, “bước tiếp theo sẽ là khai thác khả năng tấn công của chúng”, nghị sĩ Nagashima Akihisa, một cựu phó bộ trưởng Bộ Quốc phòng chia sẻ.

Thế nhưng, rất khó để thuyết phục các chính khách đầu tư cho việc phát triển và ứng dụng những vũ khí tấn công hạng nặng ở một đất nước mà bản hiến pháp của họ quy định: ”Người dân Nhật Bản sẽ mãi mãi phản đối chiến tranh” cũng như công nghệ không phải là một phương thuốc bách bệnh cho vấn đề thiếu hụt nhân sự, phó đô đốc hải quân Koda Yoji nhấn mạnh.

Nhật có kế hoạch mua và phát triển những tàu bay và tàu ngầm không người lái. Ảnh minh họa: QTM

Nhật có kế hoạch mua và phát triển những tàu bay và tàu ngầm không người lái. Ảnh minh họa: QTM

Việc phát triển và ứng dụng máy bay không người lái và robot đòi hỏi phải có những thợ máy và kỹ sư lành nghề, một dạng nhân lực mà SDF đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút.

Một hệ thống phòng thủ điều khiển trực tuyến được lắp đặt vào năm 2014 chỉ có vỏn vẹn 220 nhân viên phụ trách.

Một lựa chọn thay thế khả dĩ khác đó là mở rộng thêm phạm vi nhân lực có tiềm năng.

Trong quá khứ, những nữ quân nhân thường bị hạn chế vai trò của mình ở những nhiệm vụ như điều dưỡng y tế và quản lý hành chính, tuy nhiên, trong những năm gần đây, cơ quan tư lệnh cấp cao đã cho phép họ có thể lái máy bay chiến đấu, xe tăng cùng với một số nhiệm vụ khác nữa; sắp tới đây, họ cũng sẽ được cho phép cùng tham gia điều khiển tàu ngầm.

Ở Bộ Quốc phòng, các sĩ quan thường nói về “sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc” và nhấn mạnh vào những đặc quyền để gần gũi hơn với gia đình ví dụ như những trung tâm trông giữ trẻ ngay trong cơ quan, doanh trại.

Mặc dù vậy, sự tiến triển vẫn đang là khá chậm: tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm 7% quân đội Nhật vào năm 2018 so với tỷ lệ trung bình 11% của các quốc gia thuộc nhóm NATO.

Và mục tiêu của chính phủ cũng chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn: chỉ tăng tỷ lệ này lên đến 9% vào năm 2030. Học viện Quốc phòng Quốc gia cũng chỉ chấp nhận tỷ lệ học viên nữ tối đa là 15%.

Sato Fumika của đại học Hitotsubashi nhận định, thái độ phân biệt giới tính trong quân đội vẫn còn khá phổ biến. Trong cuốn sổ tay về tuyển quân của SDF, các trang có chủ đề tập trung vào nữ giới được in trên một khung nền màu hồng.

Một cách khác để giữ vững được quân số đơn giản chỉ là chấp nhận cả những người lính lớn tuổi.

Vào năm 2018, SDF nâng mức tuổi tối đa cho tân binh từ 26 lên 32, lần nâng đầu tiên kể từ năm 1990. Trong năm nay, mức tuổi nghỉ hưu dành cho các sĩ quan lâu năm nhiều khả năng cũng sẽ từ từ được nâng lên.

Những người lính cao tuổi có thể tập trung vào những công việc như bảo trì thiết bị, hậu cần và huấn luyện, từ đó tạo điều kiện cho những người lính trẻ hơn tập trung vào những công việc đòi hỏi nhiều sức lực cơ bắp hơn.

Colonel Kagoshima Hiroshi , một người làm việc trong công tác tuyển quân cho quân đội cho hay, những người lính có kinh nghiệm có thể đem tới cả những ích lợi cho “các lĩnh vực và mặt trận mới” trong các cuộc chiến tranh, nơi mà những kỹ năng vật lý mang một ý nghĩa ít quan trọng hơn

Những người đã qua tuổi nghỉ hưu cũng được khuyến khích tiếp tục làm việc để giảm việc chi trả lương hưu.

Nagaiwa Toshimichi, một trung tướng đã nghỉ hưu, nửa đùa nửa thật nói rằng: "Tôi đã 71 tuổi, nhưng tôi vẫn sẵn sàng để chiến đấu”.

Mai Bùi

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế