Quan hệ Nga - Liên minh châu Âu năm 2025: Khi lòng tin sụt giảm nghiêm trọng

Thứ năm, 02/01/2025 08:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?

Mối quan hệ hoàn toàn nguội lạnh

Quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) đã nguội lạnh, nhất là khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022. Không gian đối thoại chính trị giữa các bên ngày càng bị thu hẹp, thay vì hợp tác được thúc đẩy trong các vấn đề kinh tế - thương mại như trước kia, thì ngày nay, các biện pháp trừng phạt, bao vây cấm vận của EU đối với Nga không ngừng được siết chặt, tăng cường.

Các cuộc gặp thượng đỉnh Nga - EU đã nhường chỗ cho các hội nghị thượng đỉnh của riêng châu Âu và phương Tây, tập trung vào việc tịch thu tài sản “bị đóng băng” của Nga và cô lập ngoại giao đối với Nga, như lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân Nga vào một số nước châu Âu, cắt đứt liên lạc với các tổ chức văn hóa của Nga…

quan he nga  lien minh chau au nam 2025 khi long tin sut giam nghiem trong hinh 1

Ảnh minh họa: GI

Giới phân tích cho rằng, xu hướng đối đầu giữa Nga và EU sẽ còn kéo dài. Luận điểm này hoàn toàn có cở sở bởi thực tế là các nước châu Âu trong giai đoạn 2022 - 2024 đã có thể thay thế nguồn cung năng lượng từ Nga (ở các mức độ khác nhau) nhờ sử dụng dầu, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và nguồn cung cấp khí đốt từ Qatar và Bắc Phi. Điều này sẽ làm giảm sự quan tâm của lãnh đạo các nước EU trong việc khôi phục quan hệ với Moscow.

Xu hướng đối đầu giữa Nga và EU nói riêng, các nước phương Tây nói chung, khó có thể bị đảo ngược bởi sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai và các thỏa thuận có thể có về Ukraine mà bản thân EU cũng khó có thể hình dung ra được.

Hơn nữa, sự biến động của đời sống chính trị ở Đức trước cuộc bầu cử năm 2025 hay sự thay đổi liên tục của chính phủ ở Pháp bộc lộ những khó khăn, thách thức mà chính các nước châu Âu đang phải đối mặt. Những thách thức trong nước, trong khu vực khiến họ khó có thể đảo ngược chính sách đối ngoại với Nga.

Chính sách cứng rắn của EU

Vào năm 2025, EU nhiều khả năng sẽ tiếp tục siết chặt các chính sách trừng phạt nhằm vào Nga, tập trung vào việc chống lại các bên trung gian giúp các công ty Nga “lách” lệnh cấm vận; đồng thời, tăng cường hỗ trợ tài chính, viện trợ quân sự cho Ukraine, bất kể diễn biến của cuộc xung đột… Cũng sẽ có những cách tiếp cận mới đối với khung khổ pháp lý liên quan đến việc tịch thu tài sản của Nga.

Có hai lý do giải thích cho xu hướng này. Thứ nhất, xét về mặt tư duy chiến lược, EU mới bắt đầu giai đoạn tự chủ chiến lược. Người châu Âu nhận thấy rằng, EU cần giữ một vị trí trong hệ thống an ninh châu Âu mới, song vẫn chưa xây dựng được bước đi, lộ trình thực hiện cụ thể.

Kết quả là, thường có những tuyên bố cứng rắn của các nhà lãnh đạo châu Âu về việc can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột Ukraine, gửi quân đội dự bị, kêu gọi tăng cường trang bị cho quân đội châu Âu, nhưng hậu quả của những xung lực này đối với căng thẳng giữa Nga-EU hay tình hình an ninh châu Âu không được tính đến một cách đầy đủ.

Mặc dù, trong nội bộ châu Âu hiện nay, cách tiếp cận trong quan hệ với Nga còn tồn tại sự khác biệt, song xu hướng cứng rắn sẽ tiếp tục là chủ đạo, ít nhất là trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới của Tổng thống Donald Trump, đồng thời, cũng sẽ kích thích quá trình “tự chủ chiến lược” của châu Âu.

Thứ hai, lòng tin chính trị giữa Moscow và Brussels, có thể nói, đã xuống đến mức thấp chưa từng có kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Theo quan điểm của EU, Nga là “mối đe dọa đối với an ninh châu Âu”, đặc biệt là sườn phía đông của EU, đồng thời làm suy yếu nền tảng của trật tự thế giới. Ngược lại, Nga cũng xem chính sách hướng Đông của các nước phương Tây là mối đe dọa đối với môi trường an ninh của nước Nga.

Sự căng thẳng chưa thấy hồi kết

Mỗi bên không chịu nhượng bộ lẫn nhau và xây dựng hình ảnh về đối thủ theo cách riêng, mặc dù những hình ảnh này có thể tương phải rất nhiều so với thực tế nếu không có giao tiếp ở các cấp độ khác nhau và trao đổi thông tin đầy đủ. Như các nhà ngoại giao châu Âu đã nói vào năm 2022, “tiếng súng đã át đi giá trị của ngoại giao”.

Gần 3 năm sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, ván cược của các bên có thể nói là đều không thành công với những thiệt hại nặng nề về kinh tế, con người mà phải sau rất nhiều năm mới có thể phục hồi lại trạng thái trước chiến tranh. Và, các hoạt động xúc tiến ngoại giao giữa các bên tiếp tục đình trệ, làm tăng thêm sự ngờ vực trong bối cảnh thiếu thông tin.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh căng thẳng như hiện nay, ngay cả các cuộc đàm phán hòa bình được xúc tiến để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine cũng sẽ không làm thay đổi bản chất mâu thuẫn, bất đồng giữa Moscow và Brussels, sẽ không dẫn đến bình thường hóa quan hệ giữa hai bên.

Tuy nhiên, xét từ quan điểm phát triển kinh tế và bảo đảm môi trường an ninh khu vực, các bên hiểu rằng, giải pháp duy nhất chỉ có thể là chấm dứt đối đầu và ngồi vào bàn đàm phán. Hiện nay, ngày càng nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức châu Âu mong muốn cải thiện hợp tác với Nga và chờ đợi “bức màn căng thẳng” được hạ xuống.

Vì vậy, để hướng tới tương lai, các bên cần những hình thức giao tiếp ổn định, ở nhiều cấp độ khác nhau để thu hẹp bất đồng, xây dựng lòng tin chính trị. Và có lẽ, không có thời điểm nào phù hợp hơn để các bên xúc tiến đối thoại là vào năm 2025, đánh dấu kỷ niệm 75 năm Ngày quốc tế đa phương và ngoại giao vì hòa bình.

Hùng Anh

Tin mới

Chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba - năm 2025

Chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba - năm 2025

(CLO) Tối 4/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự buổi tổng duyệt Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025. Dự kiến lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba sẽ được tổ chức vào tối 5/1 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, TP Hà Nội.

Nghề báo
Đền Mẫu Cấm Sơn được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia

Đền Mẫu Cấm Sơn được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia

(CLO) Đền Mẫu Cấm Sơn và hang núi Cấm (Hà Giang) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đời sống văn hóa
Mùa vàng bưởi Diễn vào Tết

Mùa vàng bưởi Diễn vào Tết

(CLO) Những ngày cuối năm, các vườn bưởi Diễn ở Hà Nội rộn ràng vào vụ thu hoạch. Dù chịu ảnh hưởng từ bão số Yagi, những trái bưởi vàng óng, thơm ngọt vẫn kịp góp mặt trên thị trường Tết, trở thành món quà xuân được nhiều người ưa chuộng.

Công luận 24H
Dự báo thời tiết ngày 5/1: Bắc Bộ nắng hanh, Nam Bộ mưa rào

Dự báo thời tiết ngày 5/1: Bắc Bộ nắng hanh, Nam Bộ mưa rào

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Khu vực Trung Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh Kiên Giang và Hà Giang

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh Kiên Giang và Hà Giang

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và Hà Giang.

Tin tức
TP HCM dự kiến huy động trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch

TP HCM dự kiến huy động trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch

(CLO) Dự kiến giai đoạn 2026 – 2030, TP HCM dự ước huy động trên 4,4 triệu tỷ đồng để đầu tư các dự án theo quy hoạch. Trong đó, vốn từ ngân sách 1,1 triệu tỷ đồng, cần huy động các nguồn vốn xã hội trên 3,3 triệu tỷ đồng.

Dự án - Đầu tư
Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Xuân Son được kỳ vọng sẽ phá kỷ lục chọc thủng lưới Thái Lan

Xuân Son được kỳ vọng sẽ phá kỷ lục chọc thủng lưới Thái Lan

(CLO) Lịch sử 28 năm qua tại giải vô địch Đông Nam Á, chỉ 6 cầu thủ từng ghi nhiều hơn 1 bàn vào lưới Thái Lan trong một mùa giải và Nguyễn Xuân Son đứng trước cơ hội trở thành người đầu tiên vượt mốc này.

Video - Giải trí
Bắt giữ nhóm lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư tiền ảo đa cấp

Bắt giữ nhóm lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư tiền ảo đa cấp

(CLO) Để thực hiện việc lừa đảo huy động vốn, nhóm đối tượng đã lập trang web đặt tên là “bitminer”, tiền ảo là “bincoin. Sau đó dẫn dụ, lôi kéo người chơi tham gia tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Vụ án
Báo Tiền phong trao học bổng 'Nâng bước thủ khoa' cho 95 sinh viên

Báo Tiền phong trao học bổng 'Nâng bước thủ khoa' cho 95 sinh viên

(CLO) Ngày 4/1/2025, tại TPHCM và Hà Nội, Báo Tiền phong tổ chức trao học bổng Nâng bước thủ khoa cho 95 sinh viên.

Nghề báo
Người già nhất thế giới qua đời ở tuổi 116

Người già nhất thế giới qua đời ở tuổi 116

(CLO) Bà Tomiko Itakeoka, người được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là người cao tuổi nhất thế giới vào tháng 9/2024, đã qua đời tại một viện dưỡng lão ở thành phố Ashiya, tỉnh Hyogo, Nhật Bản

Thế giới 24h
Lực lượng đang bảo vệ Tổng thống Hàn Quốc mạnh thế nào và nguy cơ là gì?

Lực lượng đang bảo vệ Tổng thống Hàn Quốc mạnh thế nào và nguy cơ là gì?

(CLO) Được sự cho phép của thẩm phán, các điều tra viên từ Văn phòng Điều tra Tham nhũng (CIO) hôm 3/1 đã cố gắng tiến vào dinh thự Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol để thực hiện lệnh bắt giữ nhưng đã bị đội an ninh của ông ngăn lại.

Thế giới 24h
Năm 2025, Hà Nội sẽ thanh tra hàng loạt cá nhân, đơn vị liên quan đến sức khỏe, y tế

Năm 2025, Hà Nội sẽ thanh tra hàng loạt cá nhân, đơn vị liên quan đến sức khỏe, y tế

(CLO) UBND TP Hà Nội vừa phê duyệ kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. Trong đó, Sở Y tế Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm giám đốc các bệnh viện.

Tin tức
Công an TP HCM truy tìm ô tô Audi 'chạy đến đâu đèn xanh đến đó'

Công an TP HCM truy tìm ô tô Audi 'chạy đến đâu đèn xanh đến đó'

(CLO) Cơ quan chức năng đang tìm người đăng video và xe ô tô Audi đi đến đâu, đèn tín hiệu giao thông đang đỏ liền chuyển sang xanh được đăng tải trên mạng xã hội.

Giao thông
Cháy chợ ở Trung Quốc khiến 23 người thương vong

Cháy chợ ở Trung Quốc khiến 23 người thương vong

(CLO) Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra ở tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc, vào sáng 4/1, đã khiến 8 người thiệt mạng và 15 người bị thương.

Thế giới 24h
Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu, nhiều tập đoàn Mỹ bị ảnh hưởng

Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu, nhiều tập đoàn Mỹ bị ảnh hưởng

(CLO) Trung Quốc vừa áp đặt lệnh kiểm soát xuất khẩu mới đối với 28 công ty Mỹ, bao gồm các tập đoàn quốc phòng lớn như General Dynamics, Boeing Defense, Lockheed Martin và Raytheon Missiles & Defense, với lý do "bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia".

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.

Tiêu điểm Quốc tế
Khủng hoảng chính trị và những rạn nứt trong lòng các quốc gia

Khủng hoảng chính trị và những rạn nứt trong lòng các quốc gia

(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.

Tiêu điểm Quốc tế
Thế giới quay cuồng bởi biến đổi khí hậu

Thế giới quay cuồng bởi biến đổi khí hậu

(CLO) Các nhà khoa học chỉ ra rằng cơn bão Helene tại Mỹ, cháy rừng ở Amazon, những trận mưa trái mùa cực lớn ở Nam Á và các thảm họa thiên nhiên khác trong năm 2024 đều gây ra nhiều thiệt hại thảm khốc hơn do biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu
Top 10 sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2024

Top 10 sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2024

(CLO) Năm 2024 đã trở thành một năm đầy thử thách, không chỉ vì các biến động địa chính trị mà còn do những xung đột kéo dài và sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ.

Tiêu điểm Quốc tế
Nỗi ám ảnh về hàng loạt vụ tai nạn và sự cố máy bay vào cuối năm 2024

Nỗi ám ảnh về hàng loạt vụ tai nạn và sự cố máy bay vào cuối năm 2024

(CLO) Chỉ trong vòng một tuần vừa qua, khi thế giới đang nhộn nhịp đón Giáng sinh và Năm mới, thế giới đã xảy ra một loạt vụ tai nạn hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.

Tiêu điểm Quốc tế
Những cuộc chiến không lối thoát và sự bế tắc toàn cầu

Những cuộc chiến không lối thoát và sự bế tắc toàn cầu

(NB&CL) Trong một thời gian dài, cộng đồng quốc tế nói chung từng tin tưởng rằng trật tự thế giới đã định hình và việc Hiến chương Liên hợp quốc được củng cố trong suốt gần 8 thập kỷ sẽ ngăn chặn hoặc sớm chấm dứt chiến tranh ngay khi nó bắt đầu. Nhưng giờ đây, một sự thật đáng buồn là thế giới đang bất lực và bế tắc trước các cuộc xung đột và các điểm nóng địa chính trị trên thế giới!

Tiêu điểm Quốc tế
Khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

(NB&CL) “Chúng tôi cam kết sẽ phát huy vai trò tích cực, xây dựng và có trách nhiệm của Việt Nam nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền của mọi người dân trên toàn thế giới” - đó là nhấn mạnh của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trước câu hỏi của phóng viên về việc ngày 12/12/2024, Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc tổ chức Lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2026 – 2028.

Tiêu điểm Quốc tế
Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó trong khai thác 'chiến lợi phẩm' ở Syria

Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó trong khai thác 'chiến lợi phẩm' ở Syria

(CLO) Việc phe đối lập do Ankara hậu thuẫn lật đổ chế độ Assad và xây dựng chính phủ chuyển tiếp cho phép Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng địa chính trị của mình trong khu vực. Tuy nhiên, không dễ cho Thổ Nhĩ Kỳ gặt hái "chiến lợi phẩm".

Tiêu điểm Quốc tế