Quản lý rủi ro là giải pháp hữu hiệu cho Hải quan hiện đại

Thứ tư, 23/06/2021 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&Cl) Quản lý rủi ro (QLRR) được đánh giá là nguyên tắc dẫn đường trong hoạt động, đồng thời là công cụ then chốt giúp Hải quan đáp ứng những yêu cầu của môi trường thương mại quốc tế thế kỷ 21.

QLRR cũng có những đặc tính riêng biệt giúp cơ quan hải quan trong việc giải quyết áp lực của xã hội hiện đại - đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật.

Tạo môi trường minh bạch

Theo Tổng cục Hải quan, việc áp dụng QLRR sẽ giúp tăng khả năng đạt được mục tiêu một cách hiệu quả với chi phí tổng thể thấp hơn, như: bảo đảm sự cân bằng giữa kiểm soát Hải quan và tạo thuận lợi thương mại, tập trung hơn vào những lô hàng, phương tiện và hành khách rủi ro cao; cải thiện mức độ tuân thủ của doanh nghiệp; giảm thời gian thông quan và chi phí giao dịch; tạo lập “sân chơi” bình đẳng cho doanh nghiệp; tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và Hải quan; tạo ra nền tảng tốt hơn trong việc quản lý và thu thuế trong lĩnh vực hải quan.

Hải quan bắt găng tay y tế đã qua sử dụng tại Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn.

Hải quan bắt găng tay y tế đã qua sử dụng tại Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn.

Việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan là hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và các quy định pháp luật của Việt Nam. Bởi lẽ, phương pháp QLRR cung cấp cho cơ quan Hải quan một phương pháp quản lý khoa học mang tính logic và hệ thống. Đồng thời khẳng định các nguyên tắc và sự tập trung, thống nhất của cơ quan Hải quan trong việc phân luồng quyết định kiểm tra đối với hàng hóa XNK: các lô hàng rủi ro cao, doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật sẽ là đối tượng trọng điểm kiểm tra, kiểm soát hải quan; qua đó giảm tần suất, mức độ kiểm tra đối với các lô hàng rủi ro thấp và các doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật hải quan, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong hoạt động XNK; trên cơ sở phù hợp với nguồn lực thực tế của cơ quan hải quan.

Bên cạnh đó, phương pháp QLRR sẽ giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm bớt vai trò can thiệp của cán bộ hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan. Điều này giúp cho doanh nghiệp không bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh; đặc biệt loại trừ các tệ nạn gây phiền hà sách nhiễu có thể nảy sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan. QLRR sẽ tạo ra môi trường minh bạch trên nền tảng của tuân thủ pháp luật, giúp cho doanh nghiệp có điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển...

Hiệu quả từ công tác quản lý rủi ro

Thời gian qua, hệ thống nghiệp vụ QLRR hiện được xây dựng khá hoàn chỉnh cả về hành lang pháp lý và hệ thống quy trình, biện pháp nghiệp vụ, tạo cơ sở cho việc áp dụng QLRR, quản lý tuân thủ trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Điển hình, công tác phân luồng quyết định kiểm tra trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK ngày càng hoàn thiện, tỷ lệ phân luồng vượt chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020.

Bằng việc áp dụng quản lý rủi ro kết hợp với chuyển đổi từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, ngành Hải quan đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong phương thức quản lý hải quan, từ thủ công sang tự động hóa dựa trên đánh giá rủi ro; qua đó làm giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa (từ kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hầu hết các lô hàng xuất nhập khẩu trước năm 2005; đến năm 2011 tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa giảm còn 12,62%, năm 2014 là 9,68%, năm 2020 giảm còn 4,91%); đồng thời đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thời gian thông quan, tiết kiệm nguồn lực cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp, giảm chi phí của doanh nghiệp trong quá trình thông quan hàng hóa XNK.

Đồng thời, quá trình phân luồng được thực hiện hoàn toàn tự động bởi hệ thống phân luồng, giảm sự can thiệp của công chức hải quan trong hoạt động quản lý hải quan và giảm thiểu sự tiếp xúc giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan.

gang-tay-1-16148625255971479158991

Ngành Hải quan đã tổ chức đánh giá tuân thủ và xếp hạng rủi ro đối gần 150 nghìn doanh nghiệp XNK; hằng năm tiến hành thu thập, cập nhật thông tin hàng chục nghìn hồ sơ doanh nghiệp, phân loại và chuyển giao danh sách khoảng 500 doanh nghiệp để lựa chọn kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ.

Đặc biệt, ngành Hải quan đã chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện các vi phạm, buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ QLRR như: thiết lập tiêu chí phân luồng kiểm tra, xây dựng hồ sơ rủi ro, hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm, triển khai kế hoạch, chuyên đề kiểm soát rủi ro, xác định trọng điểm, tăng cường lựa chọn kiểm tra không xâm nhập bằng máy soi container, cung cấp thông tin giám sát trực tuyến..., góp phần chống thất thoát ngân sách nhà nước.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2014 đến năm 2020 số vụ việc phát hiện vi phạm tăng từ 12.337 vụ lên 16.725 vụ. Điều này cho thấy công tác QLRR có hiệu quả cả trên khía cạnh tạo thuận lợi thương mại và khía cạnh kiểm soát.

Bên cạnh đó, ngành Hải quan đẩy mạnh ứng dụng máy soi container trong công tác quản lý hải quan, đặc biệt chú trọng phân tích đánh giá rủi ro, tăng cường lựa chọn soi chiếu các lô hàng trong quá trình xếp dỡ tại cảng, kho, bãi, khu vực cửa khẩu nhập. Do vậy, giúp lực lượng hải quan chủ động kiểm soát sớm các rủi ro phát sinh trong chuỗi cung ứng hàng hóa; phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm đồng thời giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tuân thủ.

Quá trình triển khai cho thấy hiệu suất, hiệu quả công tác soi chiếu đã từng bước được nâng cao. So với cùng kỳ 05 tháng đầu năm 2020, tổng số lượng container đã soi chiếu trong 05 tháng đầu năm 2021 cao hơn gấp 1,9 lần (trung bình đạt khoảng 570 cont/ngày); lượng cont nghi vấn tăng cao gấp 4,1 lần, số lượng cont vi phạm tăng gấp 1,7 lần (với khoảng 200 cont vi phạm).

Trong đó, lực lượng Hải quan phát hiện nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa không khai báo, khai sai chủng loại...; container quá cảnh soi chiếu nghi vấn, kiểm tra thực tế phát hiện nhiều thùng hàng tiêu dùng được gom lại có ghi địa chỉ, tên người nhận tại Việt Nam và nhiều trường hợp sửa đổi, bổ sung tờ khai... dẫn đến tăng trị giá tính thuế, tăng tiền thuế phải nộp. 

Gia Nguyên

Tin khác

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

(CLO) Theo ông Nguyễn Văn Đính, 3 luật có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất tới thị trường bất động sản thời gian tới là Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.

Bất động sản
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

(CLO) Một tòa án Nga đã ra lệnh tịch thu 439,5 triệu USD của Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), một tuần sau khi công ty cho vay VTB do Điện Kremlin điều hành tiến hành hành động pháp lý chống lại ngân hàng lớn nhất của Mỹ để thu lại số tiền bị mắc kẹt dưới chế độ trừng phạt của Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm