Quản lý yếu kém, một Công ty lâm nghiệp ở Gia Lai để người dân lấn chiếm hơn 600ha đất

Thứ sáu, 16/08/2024 07:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thanh tra Chính phủ vừa chỉ rõ loạt sai phạm tại 7 Công ty lâm nghiệp ở Gia Lai. Trong đó, cá biệt có Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai (huyện Kbang) quản lý yếu kém, để người dân lấn chiếm hơn 600 ha đất được giao.

Thanh tra Chính phủ vừa phát hiện loạt sai phạm trong công tác quản lý đất đai tại 7 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Cụ thể là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp (Trạm Lập, Đăk Roong, Sơ Pai, Krông Pa, Hà Nừng, Kông Chiêng và Ia Pa).

Theo đó, những công ty này sử dụng đất chưa đúng với diện tích đất được giao theo giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp. Thanh tra Chính phủ xác định, các công ty này quản lý sử dụng đất yếu kém để người dân lấn chiếm.

Sau khi sắp xếp đổi mới mô hình hoạt động, UBND tỉnh Gia Lai giao diện tích đất đã bị người dân lấn chiếm cho các công ty nhưng trên thực tế đơn vị chưa thể tiếp nhận, sử dụng.

quan ly yeu kem mot cong ty lam nghiep o gia lai de nguoi dan lan chiem hon 600ha dat hinh 1

Người dân phá rừng để lấn chiếm đất xảy ra ở huyện Kbang

Một số công ty chưa làm thủ tục về đất đai theo quy định đối với phần diện tích chênh lệnh so với thực tế như: Công ty Trạm Lập diện tích tăng hơn 332ha; Công ty Krông Pa tăng gần 800 ha; Công ty Đăk Roong giảm hơn 551 ha; Công ty Kông Chiêng giảm gần 500 ha…

Cá biệt, tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai do quản lý yếu kém để người dân lấn chiếm hơn 613 ha đất được giao, năm 2020 được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ chồng lấn lên diện tích đã mất chưa được xử lý. Từ đó dẫn đến việc công ty này hàng năm vẫn phải nộp tiền thuê đất hơn 200 triệu đồng nhưng không được sử dụng đất, gây ra những hậu quả rất khó khắc phục trong công tác quản lý đất đai.

quan ly yeu kem mot cong ty lam nghiep o gia lai de nguoi dan lan chiem hon 600ha dat hinh 2

Ngoài việc cưa hạ cây rừng để lấy gỗ, trong lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai quản lý còn xuất hiện tình trạng phá rừng nghi để “trả thù” chủ rừng. Nguyên nhân xuất phát từ việc thu hồi đất rừng lấn chiếm

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trạm Lập đã sử dụng vốn điều lệ hơn 100 triệu đồng để ký hợp đồng đầu tư trồng rừng sản xuất (cây keo) trên phần diện tích đất của hộ dân quản lý. Việc này không đúng chức năng nhiệm vụ, Kế hoạch sản xuất và Đề án sắp xếp, đổi mới của Công ty được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt.

Thanh tra Chính Phủ cũng xác định, UBND tỉnh Gia Lai chậm phê duyệt phương án sử dụng đất của các công ty; cấp giấy chứng nhận diện tích đất xây dựng trụ sở các công ty lâm nghiệp ghi mục đích sử dụng đất thương mại dịch vụ là không đúng tên loại đất.

Ngoài ra, việc kiểm kê, đánh giá, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng đối với các Công ty chưa chính xác về diện tích rừng và hiện trạng tài nguyên rừng nên khi thực hiện chi trả tiền dịch vụ tài nguyên rừng có trường hợp không đúng với diện tích và thực tế hiện trạng của đơn vị quản lý sử dụng.

Trách nhiệm để xảy ra tồn tại, thiếu sót nêu trên thuộc Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp (Trạm Lập, Đăk Roong, Sơ Pai, Krông Pa, Hà Nùng, Kông Chiêng, Ia Pa); Giám đốc Sở TN&MT, Giám đốc Sở NN&PTNT, Chủ tịch UBND cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan qua các thời kỳ.

Trước những sai phạm trên, Thanh tra Chính Phủ yêu cầu Gia Lai, thanh tra toàn diện 7 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp trên để có đánh giá tổng thể về công tác quản lý đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường trên địa bàn.

Phá rừng diễn biến phức tạp ở Gia Lai, gần 10.000 ha rừng bị “xóa sổ”

Theo Thanh tra Chính phủ, diện tích rừng tự nhiên ở tỉnh Gia Lai năm 2017 giảm nhiều so với kiểm kê rừng năm 2014 (hơn 12.000 ha). Trong công tác rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2017 của tỉnh Gia Lai có nhiều sai sót, thiếu chính xác, lỏng lẻo trong quản lý; việc đưa ra, đưa vào quy hoạch 3 loại rừng đối với diện tích hơn 139.000 ha còn thiếu căn cứ.

quan ly yeu kem mot cong ty lam nghiep o gia lai de nguoi dan lan chiem hon 600ha dat hinh 3

Tỉnh Gia Lai giảm gần 12.000 ha rừng trong 4 năm

UBND tỉnh Gia Lai cũng chưa ban hành quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, chưa lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, chưa công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, không ban hành khung giá rừng từ năm 2020 trở về trước là không đúng với luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004.

Tình trạng khai thác, phá rừng trái pháp luật ở Gia Lai diễn biến phức tạp với diện tích rừng bị phá gần 10.000 ha; còn 71/165 vụ việc tạm đình chỉ điều tra hoặc xử lý hành chính cần phải được giám sát công tác điều tra, truy tố để tránh bỏ lọt tội phạm.

 

Trần Hiền

Bình Luận

Tin khác

Liên tiếp xảy ra dông lốc, làm tốc mái nhiều nhà dân ở Hà Tĩnh

Liên tiếp xảy ra dông lốc, làm tốc mái nhiều nhà dân ở Hà Tĩnh

(CLO) Tại các vùng ven biển huyện Cẩm Xuyên và huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã gây thiệt hại nặng nề nhiều nhà dân và làm đổ gãy nhiều cây xanh.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 19/9: Trung Bộ có mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 19/9: Trung Bộ có mưa rất to

(CLO) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, ngày 19/9, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa to đến rất to. Từ ngày 19/9 đến chiều tối ngày 20/9, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa vừa, mưa to và rải rác có dông.

Đời sống
Miền Trung mưa lớn cả ngày mai, lo ngại xảy ra lụt tương tự năm 2020

Miền Trung mưa lớn cả ngày mai, lo ngại xảy ra lụt tương tự năm 2020

(CLO) Dự báo, ở khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ sẽ có mưa lớn diễn ra từ nay đến hết ngày 19/9. Lo ngại mưa lớn sẽ diễn ra trận lụt tương tự trận lụt năm 2020.

Đời sống
Thái Bình chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thái Bình chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

(CLO) Ngày 18/9, UBND tỉnh Thái Bình có công điện gửi Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Đời sống
Thái Bình: Gần 7.000 hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở

Thái Bình: Gần 7.000 hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở

(CLO) Ngày 18/9, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức cuộc họp nghe và cho ý kiến về đề án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025; đề cương trưng bày và các nội dung có liên quan đến dự án Bảo tàng tỉnh Thái Bình; tiến độ và một số nội dung dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình tại khu trung tâm y tế tỉnh.

Đời sống