(CLO) Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo phát triển đời sống đồng bào các DTTS, đặc biệt là đồng bào các dân tộc khó khăn.Trong 10 dự án của CT MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021 - 2030, đã có dự án riêng dành cho các DTTS có khó khăn đặc thù.
1. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đời sống an sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Hàng loạt chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật đều hướng đến mục tiêu này. Đây là tiền đề cho sự phát triển hơn nữa quyền lợi của đồng bào DTTS trong xã hội và từ đó nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đặc biệt với nhóm DTTS có khó khăn đặc thù, Đảng và Nhà nước ta càng đặc biệt quan tâm. Như khẳng định của ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (DTTS): Với mục tiêu “không để ai ở lại phía sau”, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt đã có chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư, bảo tồn phát triển đối với các DTTS rất ít người (dưới 10.000 người)
Từ năm 2006 - 2010, ngân sách Nhà nước đã thực hiện 6 dự án hỗ trợ phát triển kinh tế -xã hội cho 5 dân tộc Si La, Pu Péo, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm (có dân số dưới 1.000 người).
Từ năm 2013 - 2018, Chính phủ đã ban hành Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đối với các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao cho 03 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu. Các địa phương đã triển khai đầu tư công trình hạ tầng thiết yếu, như: điện, đường giao thông, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng, thủy lợi, cầu treo…; hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi; lắp đặt trạm truyền thanh không dây; duy trì hoạt động đội văn nghệ thôn bản; chiếu phim lưu động; hoạt động lễ hội truyền thống; tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền về bình đẳng giới, tham quan học tập kinh nghiệm, mô hình sản xuất...
Về giáo dục đào tạo, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2123/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 với mục tiêu tạo điều kiện phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2017/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người.
Về kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao, thực hiện tại 88 thôn, bản trên 27 xã thuộc 9 huyện của các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên và Hà Giang.
Đặc biệt, ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2086/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025. Đề án này có đối tượng áp dụng rộng (thực hiện tại 194 thôn, bản sinh sống tập trung các DTTS rất ít người trên địa bàn 93 xã thuộc 37 huyện của các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum). Mục tiêu nhằm duy trì, phát triển, nâng cao vị thế của các DTTS rất ít người; xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào một cách bền vững.
2.Tỉnh Lai Châu là địa bàn duy nhất trên cả nước, có đồng bào dân tộc Mảng- một trong những dân tộc đặc biệt khó khăn của cả nước- sinh sống. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.110 hộ, 5.674 khẩu đồng bào dân tộc Mảng, chiếm 1,26% dân số toàn tỉnh. Đồng bào dân tộc Mảng sinh sống tại 3 huyện: Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn.
Nhiều năm qua, đồng bào dân tộc Mảng đã được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách ưu tiên đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng do phong tục tập quán còn lạc hậu, cộng với các tệ nạn xã hội, nên nhiều năm trôi qua, cuộc sống của đồng bào Mảng vẫn chưa thoát được đói nghèo.
Tại thời điểm tháng 4/2019, tỷ lệ nghèo của dân tộc Mảng lên tới... 76,5% (trong đó tỷ lệ hộ nghèo là 66,3%, tương ứng 637 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo là 10,2%, tương ứng 98 hộ). Thậm chí, khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 theo Nghị định số 7/2021/NĐ-CP của Chính phủ, tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc Mảng đã tăng đột biến.
Như tại huyện Mường Tè - nơi sinh sống của 218 hộ dân tộc Mảng, theo Quyết định số 1141/QĐ-UBND ngày 7/6/2022 phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thời điểm tháng 6/2022 của UBND huyện Mường Tè, trên địa bàn huyện có tới 215 gia đình dân tộc Mảng là hộ nghèo, còn lại là hộ cận nghèo. Trong tổng số 215 hộ nghèo là dân tộc Mảng ở Mường Tè thì xã Vàng San có 158 hộ (toàn xã có 395 hộ nghèo), xã Bum Nưa có 36 hộ, xã Pa Vệ Sủ có 21 hộ. Tại xã Vàng San, nơi có số hộ nghèo dân tộc Mảng nhiều nhất huyện Mường Tè, đồng bào hầu như không có vốn sản xuất, kinh doanh, không có công cụ/phương tiện sản xuất,…
Và giờ đây, vẫn còn không ít đồng bào DTTS tại nhiều địa phương cũng vẫn đang trong khoản cảnh đặc biệt khó khăn như đồng bào dân tộc Mảng. Theo kết quả Điều tra kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019 cho thấy, có nhiều DTTS rất ít người có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn bình quân chung của 53 DTTS từ 1,5 - 2,2 lần; 7/13 dân tộc có trên 30% người dân trên 15 tuổi chưa đọc thông viết thạo tiếng phổ thông, cao hơn 1,5 lần so với tỷ lệ bình quân chung của người DTTS.
Vì vậy, dù nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo phát triển đời sống đồng bào các DTTS, đặc biệt là đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù, tuy nhiên, thực tế hoàn cảnh sống của đồng bào cho thấy vẫn rất cần có thêm những chính sách hỗ trợ đặc biệt để các dân tộc rất ít người không bị tụt hậu xa hơn so với các dân tộc khác và hòa nhập với tiến trình phát triển chung của các dân tộc khác.
3. Từ yêu cầu bức thiết ấy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi (MN) giai đoạn 2021 - 2030, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu xây dựng một Dự án riêng cho đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù. Dự án có tên gọi: “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù", cụ thể là Tiểu dự án 01, Dự án 9 của Chương trình.
Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025, cả nước có 14 DTTS có khó khăn đặc thù bao gồm: Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Cống, Mảng, Bố Y, Lô Lô, Cờ Lao, Lự, Pà Thẻn, Chứt, La Ha. 14 DTTS này được thụ hưởng các chính sách của Tiểu dự án 1, Dự án 9.
Dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, sẽ phân bổ nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 1, là trên 6.699 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương: 6.610,272 tỷ đồng (vốn đầu tư: 1.966,409 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 4.643,863 tỷ đồng); Ngân sách địa phương: 88,866 tỷ đồng.
Theo đó, các hộ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù có thể được hỗ trợ giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ tiêm vắc-xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; Hỗ trợ nâng cao kiến thức, trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm cho cộng đồng; Hỗ trợ xây dựng mô hình, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động phát triển sản xuất khác do cộng đồng đề xuất phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; khám, quản lý thai nghén và chăm sóc y tế đối với phụ nữ mang thai, hỗ trợ phụ nữ mang thai được tầm soát các loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến; hỗ trợ sinh con đúng chính sách dân số và phương tiện đi lại cho bà mẹ mang thai.
Đối với trẻ em dưới 05 tuổi: Hỗ trợ trẻ sơ sinh được tầm soát các loại bệnh bẩm sinh phổ biến; điều trị, cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi; hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng công thức (cơm/cháo dinh dưỡng công thức ăn liền) cân đối hợp lý và sữa học đường cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản có đông đồng bào các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung…
Đối với các thôn tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, có tỷ lệ hộ nghèo cao được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng; ưu tiên đầu tư các thôn đặc biệt khó khăn về đường giao thông, điện sản xuất, sinh hoạt, thủy lợi, công trình chống sạt lở, các công trình về văn hóa - giáo dục…
Tới nay sau 2 năm triển khai, Tiểu dự án 1, Dự án 9 Chương trình MTQG 1719 đã được triển khai trên địa bàn 31 tỉnh, thành trên cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà Chương trình mang lại, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Mới đây, tại Hội thảo Tham vấn ý kiến các địa phương về sửa đổi, bổ sung Tiểu dự án 1, Dự án 9 tại Thông tư 02/2022/TT-UBDT và Quyết định 12/2018/QĐ-TTg được tổ chức tại Hà Nội tháng 5, ông Triệu Trung Hiệp - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang kiến nghị nên bỏ cụm từ tỷ lệ hộ nghèo cao, bởi các thôn ĐBKK được phê duyệt tại Quyết định số 612/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc đã được xác định theo tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo thuộc Danh sách các thôn ĐBKK vùng đồng bảo DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Cũng theo ông Triệu Trung Hiệp, về đối tượng thụ hưởng, Ủy ban Dân tộc cần xem xét, bổ sung thêm hộ sinh sống nhỏ lẻ, xen kẽ với các dân tộc khác. Bởi theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg quy định 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn ĐBKK. Còn những hộ cũng thuộc 14 dân tộc theo Quyết định số 1227, nhưng hiện sinh sống nhỏ lẻ lại không được thụ hưởng chính sách sẽ gây tâm tư cho đồng bào.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị mở rộng các hạng mục đầu tư đối với một số địa phương có tính đặc thù; đề nghị điều chỉnh các câu từ, thuật ngữ sử dụng trong Thông tư cho ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với thực tế hơn, tránh gây khó khăn cho địa phương trong xác định đối tượng đầu tư; tăng cường phân cấp, phần quyền cho địa phương chủ động quyết định danh mục dự án, địa bàn, đối tượng thụ hưởng chính sách; một số quy trình, mô hình đề nghị xem xét, bổ sung thêm, sửa đổi một số nội dung trong tổ chức triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng kiến nghị về định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và phát triển sinh kế và việc phát triển mô hình, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập.
Ông Hoàng Trường Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai thì cho cho rằng, hiện nay, mức vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đối với đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù cho cả giai đoạn chỉ được 20 triệu đồng/hộ là quá cứng nhắc.
Việc đưa vào triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 9 nói riêng, Chương trình MTQG 1719 nói chung là nỗ lực, quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao đời sống đồng bào DTTS và MN. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 một cách hiệu quả hơn nữa, những "nút thắt" cần sớm được tháo gỡ, để chính sách sẽ sớm đi vào cuộc sống, giúp đồng bào nhanh chóng được thụ hưởng chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, trên tất cả là "không ai bị bỏ lại phía sau".
(CLO) Chiều 2/12, tại Hà Nội, Cuộc họp Tổng kết Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2024 diễn ra nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong công tác tổ chức Cuộc thi.
(CLO) Chiều 2/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng lần thứ IX - năm 2024 tổ chức họp Hội đồng Sơ khảo. Đồng chí Phan Thăng An, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Giải, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo chủ trì cuộc họp.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đang đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành, nguy cơ gây lãng phí rất lớn. Bộ GTVT chịu trách nhiệm về tiến độ của dự án thành phần 4.
(CLO) Bộ Giao thông vận tải vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen, mức đầu tư giai đoạn đầu gần 5.000 tỷ đồng.
(CLO) Ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 thay cho ông Ngô Đông Hải, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(CLO) Gần đây, báo Nhà báo và Công luận đã đăng tải bài viết thông tin về tình trạng hàng loạt bãi xe, nhà xưởng, sân bóng, sân Pickleball,... không phép ngang nhiên hoạt động trên địa bàn phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Tuy nhiên, thay vì bị xử lí triệt để thì tình trạng này lại diễn ra phức tạp khiến dư luận đặt dấu hỏi, liệu có sự làm ngơ của chính quyền sở tại?
(CLO) Ngày 2/12, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và học tập cộng đồng xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có buổi tiếp xúc cử tri là đại diện các ban, ngành, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(CLO) Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, trong những ngày tới, Nam Bộ sẽ có mưa trái mùa trên diện rộng. Ngày 3/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Các khu vực khác trên cả nước có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; riêng Bắc Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/12, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đã bắt đối tượng Đặng Nguyễn Hải Sơn (SN 2002, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu). Đây là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm cuối cùng trong vụ án "giết người", "gây rối trật tự công cộng" ở TP Đà Nẵng.
(CLO) Ngày 2/12, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, vừa phối hợp với các đơn vị bắt giữ Lê Xuân Thắng (SN 1981, quê tỉnh Khánh Hòa) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Mẫu xe Mazda CX-8 tại thị trường Việt Nam được nâng cấp chủ yếu về trang bị tiện nghi và an toàn, bên cạnh việc bổ sung thêm phiên bản 2.5 Signature AWD.
(CLO) Công ty sở hữu cuộc thi Hoa hậu Mỹ (Miss America) đã nộp đơn xin phá sản khi hai nhà lãnh đạo cấp cao trong tổ chức này tranh chấp quyền chủ sở hữu hợp pháp.
(CLO) Ngày 2/12, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) công bố danh sách phân hạng hạt giống của vòng loại Asian Cup 2027 (giai đoạn 3). Theo đó, đội tuyển Việt Nam nằm ở nhóm 1 cùng Syria, Thái Lan, Tajikistan, Lebanon và Ấn Độ.
(CLO) Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, chợ Bến Thành, đường sách TP.HCM... nằm trong top 50 điểm đến du lịch của TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
(CLO) Ngày 2/12, Công an huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) thông tin, đã bắt tạm giam đối tượng Vi Thị Quỳnh (SN 1981, ở xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh) về hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Thủ tướng nêu 7 giải pháp để phát triển ngành logistics; Đánh thuế cao người “lướt sóng” nhà đất, chặn đứng được nạn đầu cơ?; Cần có sự đồng bộ giữa thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học…
(NB&CL) Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 25/11, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
(NB&CL) “Vùng phát thải thấp” có lẽ là một trong những cụm từ được chính quyền, người dân Thủ đô cũng như giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất thời gian qua. Đây đang được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho thực trạng ô nhiễm không khí gây ra bởi phương tiện giao thông tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, những thách thức từ việc triển khai giải pháp này cũng không hề nhỏ.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.