Tuy nhiên, theo chính những người đang trực tiếp làm công tác giáo dục, trực tiếp gắn bó hằng ngày với học sinh, vấn đề căn cốt, không phải là lùi giờ học mà là làm thế nào để học sinh có thói quen, sinh hoạt khoa học cùng lịch trình học tập hiệu quả nhất có thể.
1. Một luồng ý kiến đông đảo đang cho rằng nên lùi giờ học để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt của trẻ. Cụ thể, nhiều ý kiến cho rằng thời gian vào học của học sinh tiểu học hiện quá sớm, có trường tổ chức học lúc 7 giờ, thậm chí sớm hơn là 6 giờ 45 phút, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh, nhiều em không kịp thời gian ăn sáng, phải ăn vội vàng khi ngồi trên xe, ngủ gật khi đến lớp...
Đơn cử như một tờ báo dẫn ý kiến của một phụ huynh ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, hiện nay con chị phải có mặt ở trường lúc 7 giờ sáng. Tính trung bình cháu chỉ ngủ 4-5 tiếng/ngày. Buổi chiều sau khi học chính thì cháu phải đi học thêm, khoảng 8 giờ tối về đến nhà, ăn uống tắm rửa thì 9 giờ. Sau đó cháu ngồi vào bàn học, số lượng bài tập nhiều, có hôm phải học đến 1 giờ sáng, bình thường thì khoảng 12 giờ mới đi ngủ. Sáng ra 5 giờ 30 phải dậy chuẩn bị ăn sáng và ra xe buýt tới trường. Mặt cháu nào cũng ngơ ngác vì thiếu ngủ.
Có ý kiến đề xuất lùi giờ đi học của trẻ em là 8h30-9h, một khung giờ phổ biến trên nhiều quốc gia khác. Trước áp lực từ phụ huynh, thời gian vừa qua, một số trường học tại TP.HCM đã quyết định lùi giờ vào học từ 15 đến 30 phút để phụ huynh, học sinh đỡ vất vả khi phải dậy sớm đi học.
Thực tế, câu chuyện học sinh… thiếu ngủ không phải bây giờ mới bàn tới. Cách đây 4 năm, đề tài nghiên cứu của 2 nữ sinh Trần Thùy Trang và Phạm Thị Khánh Vy (Trường THPT Gia Định, TP.HCM) về vấn đề thiếu ngủ của học sinh, cho biết, khảo sát với 7.363 học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố, cứ 10 học sinh thì có đến 8 em gặp khó khăn trong việc tập trung trên lớp do ảnh hưởng trực tiếp từ giấc ngủ.
Có 81,8% học sinh ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày, có đến 13,7% học sinh ngủ dưới 5 tiếng. 44,1% học sinh không ngủ trưa. Thời gian học sinh đi ngủ từ 23h - 0h chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,8%, 20,7% học sinh đi ngủ sau 0h sáng, số học sinh đi ngủ trước 22h chỉ chiếm 8,6%.
2. Tuy nhiên, trên thực tế, bản thân trong giới phụ huynh lại có không ít ý kiến cho rằng giờ vào học phổ biến bấy lâu nay là hợp lý, phù hợp với đa số phụ huynh hiện nay vừa đi làm vừa đưa con đi học.
“Tôi thấy nhiều phụ huynh kêu ca là con phải dậy từ 5h để đi học. Tôi lấy làm lạ và bất ngờ. Thành phố đều bố trí trường học đúng tuyến rất hợp lý, bán kính chỉ khoảng 3-5km, như ở phường tôi có đến 2 trường tiểu học. Như vậy nếu học đúng tuyến thì tại sao phải dậy từ 5h để đi học? Phụ huynh cần chọn trường phù hợp với điều kiện của gia đình mình. Vợ chồng tôi bận rộn vì thế chọn trường đúng tuyến, gần nhà là ưu tiên số 1 để cả cha mẹ và con cái cùng không vất vả”, Báo Thanh Niên dẫn lời một phụ huynh tại phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM có hai con đang học.
Thậm chí có ý kiến còn kiến nghị nên… mở cửa trường sớm để nếu phụ huynh có nhu cầu đến sớm có thể đưa con vào trường.
Về phần giáo viên, Báo Giáo dục thời đại dẫn lời cô Lê Thị Tuyết Lan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, nhiều năm nay, học sinh của nhà trường đều bắt đầu tiết học lúc 7 giờ 45 phút. Trước đó 15 phút, các em đã phải có mặt để ổn định lớp học.
Buổi sáng, học sinh được ra chơi 20 phút. 10 giờ 45 phút, các em học xong tiết 4 rồi nghỉ ngơi, ăn trưa và đi ngủ đến 13 giờ 20 phút. Giờ học buổi chiều của các em bắt đầu từ 14 giờ đến 17 giờ. Buổi chiều, học sinh cũng có 15 phút ổn định lớp trước khi vào tiết học. Lịch học này đã được nhà trường triển khai nhiều năm nay. Tất cả phụ huynh đều ủng hộ vì giờ đi học và tan học của các con phù hợp với lịch trình của họ. Quan trọng hơn, học sinh có thể ngủ đủ giấc, có thời gian ăn sáng.
Còn trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo của một trường tư thục tại Hà Nội cho rằng, hầu hết học sinh tiểu học và trung học cơ sở đã học bán trú. Nếu lùi giờ vào lớp buổi sáng thì nhà trường phải cắt bớt giờ nghỉ trưa để đảm bảo đủ thời gian dạy và học. Như vậy, học sinh sẽ không có đủ thời gian nghỉ ngơi. Trong trường hợp đảm bảo đầy đủ giờ nghỉ trưa thì nhà trường phải lùi giờ vào học buổi chiều. Kết quả là thời gian tan học buổi chiều sẽ muộn hơn, khoảng 17 giờ, giờ này là giờ tan tầm dễ gây ảnh hưởng đến giao thông.
Vị lãnh đạo này cho rằng, ở miền Bắc vào mùa đông, trời tối sớm. Nếu tan học muộn, học sinh sẽ về nhà trong thời tiết lạnh giá hơn vì trời đã tối. Nói chung, rất nhiều hệ luỵ sẽ dẫn đến với chính các phụ huynh nếu đồng loạt thay đổi giờ học.
“Phụ huynh phản ánh trẻ chỉ được ngủ 5-6 tiếng. Tôi không hiểu sao mà các bé ngủ ít giờ như vậy? Lỗi tại ai? Nhẩm đi nhẩm lại với thời gian ngủ như thế thì bé thức khuya quá, mãi 12h đêm có khi 1h sáng. Vậy bé thức làm gì? Có phải do người lớn ép con học hay vì một lý do nào khác nữa?” – lời chia sẻ hết sức thẳng thắn của ThS. Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM) với phóng viên Báo Lao Động đã hướng câu chuyện tranh cãi “lùi hay không nên lùi giờ học” sang một hướng hoàn toàn khác.
Một lãnh đạo một trường công lập tại Hà Nội cũng gợi mở khía cạnh này khi chia sẻ: Tôi biết đa số các em đã có điện thoại thông minh, nhiều em hay thức khuya để chơi game, xem phim. Nếu chúng ta cho vào lớp muộn hơn, tôi lo ngại các em sẽ càng có lý do để thức khuya hơn nữa. Còn
PGS.TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam thì cho rằng, trẻ con ít ngủ đơn giản không phải vì thời gian phải có mặt ở trường sớm quá mà là do trẻ đi ngủ quá muộn. Đô thị hóa, cuộc sống công nghiệp, áp lực công việc, không gian sinh hoạt trong gia đình chật hẹp, người lớn thiếu hiểu biết và vị kỷ đã làm cho trẻ em sinh hoạt theo lịch của người lớn. Cha mẹ thức đến 11 giờ mới ngủ thì con cũng thức đến 11 giờ. Cha mẹ qua 12 giờ mới tắt tivi, điện thoại, tắt đèn thì tầm đó con cũng mới ngủ.
Thực trạng chương trình học ở trường quá nặng, ngoài giờ học, gia đình còn ép các em phải “chạy show” học thêm… cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến các em quá tải và thiếu ngủ.
Trở lại đề tài nghiên cứu của hai nữ sinh 4 năm trước tại TP.HCM. Lý do học sinh bị thiếu ngủ được 2 nữ sinh chỉ ra trong đề tài của mình là: Do áp lực học tập và ảnh hưởng từ thiết bị công nghệ. Trong đó, áp lực học tập, kiểm tra và thi cử là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến tình trạng thiếu ngủ của học sinh phổ thông.
Rõ ràng, trong câu chuyện làm thế nào để trẻ em ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, có đủ sức khoẻ, tinh thần tốt, phấn chấn dễ tiếp thu bài, không ảnh hưởng tới sự phát triển của thể chất, là câu chuyện cần tổng hoà các yếu tố, vốn không mới: sự kết hợp, sát sao giữa nhà trường và gia đình.
Thay vì một sự phức tạp, cồng kềnh, thậm chí là nguy cơ kéo theo quá nhiều hệ luỵ khi thay đổi giờ học thì nên chăng là trách nhiệm của ngành giáo dục, của từng nhà trường trong việc giảm tải chương trình, giảm lượng bài tập về nhà cho học sinh, hạn chế việc dạy thêm, trách nhiệm, sự sát sao nghiêm cẩn của từng bậc phụ huynh, gia đình trong việc quản lý, giám sát giờ giấc, thói quen sinh hoạt của con em mình, sao cho khoa học, lành mạnh nhất…
Làm được như vậy, mới có thể mong, với các em, mỗi ngày đến trường mới thực sự đích thực là mỗi ngày vui như chúng ta vẫn kêu gọi.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.