(CLO) Hơn 40 năm "Bản án tranh chấp đất đai" đã trải qua nhiều cán bộ thụ lý, nhiều văn bản điều chỉnh việc thi hành án dân sự nhưng đến nay vẫn “giậm chân tại chỗ”, dẫn đến quyền lợi những người liên quan bị ảnh hưởng và phát sinh hệ lụy đi kèm...
Gần nửa đời người vẫn chờ được thi hành án!
Báo Nhà báo và Công luận nhận được đơn thư phản ánh từ bà B.T N. về việc bà N. là người được thi hành án theo Bản án dân sự phúc thẩm số 05, ngày 28/03/1981 của TAND tỉnh Nghĩa Bình (nay là tỉnh Quảng Ngãi) và Quyết định thi hành án số 22/THA ngày 25/5/1984 của Chánh án Tòa án nhân dân huyện Mộ Đức.
Bản án phúc thẩm số 05, ngày 28/3/1981 của Toà án nhân dân tỉnh Nghĩa Bình (nay là tỉnh Quảng Ngãi)
Theo nội dung Bản án, buộc bà Bùi Thị Đương và ông Bùi Tấn Pháp có trách nhiệm làm lại nhà cho bà B.T.N. như cũ: tol 25 tấm, hoàn trả tiện nghi trong nhà gồm: 1 bàn thờ, 2 tấm rộng 1m, 1 tấm ván ép, 1 bộ tam sự, ngũ sự bằng đồng cho bà N..
Đối với đất thổ cư trong vườn bà N., Bản án nêu rõ, Ban quản trị HTX Nông nghiệp Đức Tân 1, cấp đất 5% cho ông Bùi Tấn Pháp sản xuất trong vườn bà N.. Sau khi thu hoạch xong hoa màu sẽ giao lại cho bà N. quản lý sản xuất. Đồng thời, Ban quản trị HTX Nông nghiệp Đức Tân 1 cấp đất 5% chỗ khác cho ông Pháp.
Tại Quyết định thi hành án số 22, ngày 25/5/1984 của Toà án nhân dân huyện Mộ Đức, tỉnh Nghĩa Bình nêu rõ, cho thi hành toàn bộ Bản án phúc thẩm số 05 của Toà án nhân dân tỉnh Nghĩa Bình; xác định người được thi hành án theo bản án nêu trên là bà B.T.N., sinh năm 1954; người phải thi hành án là ông Bùi Tấn Pháp và bà Bùi Thị Đương, cả 3 người đều trú tại thôn 3, Đức Tân, Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, theo bà N., Bản án đã có hiệu lực hơn 40 năm. Bà đã rất nhiều lần có đơn thư yêu cầu được thi hành án, nhưng đến nay vụ việc vẫn “giậm chân tại chỗ”.
“Đây là đất và tài sản gắn liền thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi, vụ việc đã kéo dài 42 năm, tôi không thực hiện được quyền quản lý, sử dụng đất và tài sản”, bà N. cho biết.
Ngoài ra, bà N. cho rằng chính sự chậm trễ và thiếu trách nhiệm trong thực hiện, giám sát của cơ quan thi hành án dẫn đến hệ lụy kéo theo, khi phần đất nêu trong Bản án đã được chính quyền địa phương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Pháp.
“Quá trình làm và giải quyết vụ việc tại cơ quan thi hành án dân sự huyện Mộ Đức, tôi bất ngờ khi biết phần đất nêu trên mà ông Pháp phải trả lại như Bản án đã tuyên. Năm 2006 UBND huyện Mộ Đức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Pháp. Sau đó, ông này đã xây dựng một căn nhà kiên cố tại đây”, bà Ngân bức xúc.
Chi cục thi hành án dân sự huyện Mộ Đức
Liên quan đến nội dung trên, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tấn Quang – Phó Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện Mộ Đức thừa nhận trách nhiệm của đơn vị khi chậm thi hành án đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 05.
Cũng theo ông Quang, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, đến nay chưa thi hành xong phần nào của Bản án. Vụ việc đã trải qua nhiều cán bộ thụ lý, qua nhiều thời kỳ văn bản điều chỉnh việc thi hành án dân sự, ngoài ra một phần án tuyên chưa rõ…
Thời gian tới, ông Quang cho biết Chi cục thi hành án dân sự huyện Mộ Đức sẽ thuyết phục, giải thích, vận động ông Bùi Tấn Pháp thi hành án. Đồng thời mời 2 bên đương sự thỏa thuận, phối hợp với địa phương hòa giải, giải quyết vụ việc.
“Nếu hòa giải, thuyết phục không thành công, sẽ họp liên ngành, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Cục thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi”, ông Quang cho hay.
Về việc ông Bùi Tấn Pháp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2006 và xây dựng một căn nhà kiên cố tạị phần đất đang thi hành án, ông Quang khẳng định có việc này và đơn vị đang phối hợp cùng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mộ Đức để xác minh, làm rõ thêm.
Làm việc với Cục thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi, ông Võ Văn Xông - Cục trưởng cho biết, đã nhiều lần có văn bản yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự huyện Mộ Đức báo cáo. Sau đó, đơn vị có tổ chức các cuộc làm việc trực tiếp về triển khai thực hiện thi hành án.
“Vừa qua, chúng tôi có văn bản yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự huyện Mộ Đức làm rõ nhiều nội dung và báo cáo về Cục trong tháng 4/2023”, ông Xông nói thêm.
Đồng thời, ông Xông đã yêu cầu nghiêm tục phê bình, kiểm điểm đối với lãnh đạo Chi cục thi hành án dân sự huyện Mộ Đức, Chấp hành viên trực tiếp thực hiện thi hành án vì thực hiện chưa nghiêm ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Cục.
Hiện trạng khu vực đất
Nhiều thiếu sót của cơ quan thụ lý vụ việc
Theo tài liệu có được, năm 2022, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Mộ Đức có văn bản gửi đến Chi cục thi hành án dân sự huyện Mộ Đức, trong đó nêu rõ, vụ việc đến nay chưa thi hành xong phần nào của Bản án. Vụ việc đã trải qua nhiều cán bộ thụ lý, qua nhiều thời kỳ văn bản điều chỉnh việc thi hành án dân sự như: Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh năm 1993, Pháp lệnh năm 2004, Luật thi hành án dân sự năm 2008, Luật sửa đổi bổ năm 2014, cùng Văn bản hợp nhất số 32 ngày 07/12/2020 của Văn phòng Quốc hội; một phần án tuyên chưa rõ.
Tuy nhiên, theo Viện Kiểm sát nhân dân huyện Mộ Đức, các tài liệu có tại hồ sơ thể hiện có một phần thiếu sót của cơ quan thụ lý vụ việc như: Chưa có tài liệu xác minh hiện trạng tài sản, giới cận, diện tích mảnh vườn, tình trạng pháp lý, hiện do ai quản lý sử dụng,... ý kiến của người phải thi hành án, người được thi hành án, tài liệu hoà giải, giải quyết,…chưa có văn bản hạn chế hay ngăn chặn việc thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, chưa có văn bản trao đổi, làm việc với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý đất đai tại địa phương.
Từ đó, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Mộ Đức đề nghị Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mộ Đức khẩn trương tiến hành thực hiện các thao tác, biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, nhằm bảo vệ quyền lợi của người được thi hành án, người phải thi hành án. Trao đổi liên ngành, ngành cấp trên nhằm có biện pháp tháo gỡ các khó khăn trong việc tổ chức thi hành nội dung bản án nêu trên.
Liên quan đến kiến nghị xem xét thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông Bùi Tấn Pháp, Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức Phạm Ngọc Lân giao phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thẩm tra, xác minh. Trên cơ sở kết quả thẩm tra tham mưu cho UBND huyện giải quyết và trả lời đơn của công dân theo quy định, hoàn thành trước ngày 30/4/2023.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.