Quảng Ninh chủ động phòng chống bão số 7

Thứ tư, 14/10/2020 12:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dù bão số 7 chưa trực tiếp ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh, nhưng Quảng Ninh luôn chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bão lũ, tuyệt đối không lơ là, chủ quan.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy vãn tỉnh Quảng Ninh, hồi 07 giờ ngày 13/10 vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,4 độ Vì Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, cách đảo Hài Nam (Trung Quốc) khoảng 220 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến 07 giờ ngày 14/10 vị trí tâm bão ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 - 10 (75 - 90 km/giờ), giật cấp 12.

Vị trí và đường đi của bão số 7 (phía trên) và một áp thấp nhiệt đới (phía dưới). Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia.

Vị trí và đường đi của bão số 7 (phía trên) và một áp thấp nhiệt đới (phía dưới). Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia.

Theo dự báo, bão số 7 chưa trực tiếp ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh, song để đảm bảo an toàn, tỉnh Quảng ninh đã gửi công điện hỏa tốc, yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống bão lũ, tuyệt đối không lơ là, chủ quan.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng ninh yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện số 1393/CĐ/TTg ngày 12/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó bão số 7; Công điện số 24/CD-TW ngày 11/10/2020 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, chỉ đạo, rà soát nắm số lượng tầu thuyền (đặc biệt là tàu xa bờ); thông báo cho chù các phương tiện chủ động các biện pháp phòng tránh bão.

Chỉ đạo các đơn vị quản lỷ hồ chứa chủ động theo dõi mực nước hồ, thực hiện điều tiết đảm bảo an toàn hồ chứa, đồng thời thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.

Các địa phương tổ chức thông tin cho nhân dân biết về diễn biến bâo, chỉ đạo gia cố lại các lồng bè nuôi trồng thủy sản, nắm lại số người đang có mặt trên các vùng nuôi trồng thủy sản để sẵn sàng sơ tán khi có tình huống xảy ra.

Ảnh minh họa (Ảnh: Interner)

Ảnh minh họa (Ảnh: Interner)

Rà soát cụ thể từng địa bàn dân cư để sẵn sàng phương án di chuyển dân về nơi an toàn khi cần. Thông báo cho các khu vui chơi, các công trình đang xây dựng trên địa bàn biết thông tin bão để có các giải pháp ứng phó thích hợp. Tổ chức trực canh 24/24 giờ tại các ngầm tràn, đường giao thông bị ngập lụt, sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại khi có lũ.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo rà soát, nắm bắt số lượng tàu du lịch, sẵn sàng thực hiện cấm biển khi có yêu cầu; hướng dẫn tàu thuyền neo đậu, tránh trú tại các bến, khu neo đậu. Chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn tại các tuyến giao thông với gió mạnh và mưa hoàn lưu sau bào.

Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tinh, Công an tỉnh chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, đảm bảo triển khai khi có yêu cầu. Lực lượng Biên phòng sẵn sàng tổ chức bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú khi bão hướng về vùng biển tỉnh. Công an tỉnh rà soát các phương án đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự trước, trong và sau bão.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc rà soát, đánh giá lại phương án Phòng chống thiên tai đối với các khu vực khai thác hầm lò, bài thải, các vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở khi có mưa lớn trên địa bàn.

Nguyễn Quân

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước trời nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước trời nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 26/4/2024, Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Đời sống
Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

(CLO) Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".

Đời sống
Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai kế hoạch chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống