(CLO) Nhằm nâng cao chất lượng rừng, chống xói mòn đất, đảm bảo nguồn nước, bảo vệ môi trường tự nhiên theo hướng bền vững, tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương trồng cây gỗ lớn thay cho cây ngắn ngày. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, cần được tháo gỡ.
Chạy dọc tỉnh Quảng Ninh, từ Đông Triều đến Móng Cái, điều dễ nhận thấy là tỷ lệ rừng được che phủ lớn, khó tìm thấy đồi trọc. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn về cơ cấu, thì rừng trồng ở đây, chủ yếu là cây ngắn ngày với giá trị kinh tế, chất lượng rừng thấp, ảnh hưởng đến môi trường do chu kỳ khai thác ngắn...
Các ban, ngành của huyện Tiên Yên tích cực tham gia chương trình trồng cây gỗ lớn (Ảnh: Phòng NNPTNT huyện Tiên Yên cung cấp).
Khắc phục hạn chế này, ngày 28/11/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn với các cây Lim, Giổi và Lát.
Thực tiễn trồng cây gỗ lớn ở một số địa phương
Thực hiện chủ trương này, UBND các địa phương (cấp huyện) cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh đã vào cuộc tích cực, đẩy mạnh tiến độ trồng Lim, Giỏi, Lát theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch UBND tỉnh giao.
Huyện Tiên Yên, năm 2022, được giao trồng 451,6 ha rừng cây gỗ lớn; nhờ vào cuộc tích cực, 6 tháng đầu năm, toàn huyện đã trồng được trên 362 ha, đạt 81,3% kế hoạch cả năm.
Rừng cây gỗ lớn đang phát triển nhanh tại huyện Tiên Yên (Ảnh: Phòng NNPTNT huyện Tiên Yên cung cấp).
Có được thành tích đó là do huyện đã là làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia, đồng thời có chính sách hỗ trợ trồng rừng kịp thời, thông qua nguồn kinh phí xã hội hóa. Đến nay, Tiên Yên đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ gần 37 nghìn cây giống và một tỷ đồng tiền mặt; người dân tự bỏ kinh phí thực hiện gần 1,3 tỷ đồng. Huyện triển khai mô hình trồng xen canh giữa cây Quế với cây gỗ lớn để thực hiện “Lấy ngắn nuôi dài”.
Bình Liêu là huyện miền núi, khó khăn, để thực hiện tốt, Bình Liêu luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nắm rõ chủ trương, hiểu rõ ý nghĩa của việc phát triển trồng rừng gỗ lớn. Rừng gỗ lớn không chỉ có giá trị sinh lời mà còn có tác dụng chống xói mòn đất, đảm bảo nguồn nước, bảo vệ môi trường tự nhiên theo hướng bền vững.
Thông qua tuyên truyền đã có chuyển biến tích cực trong nhân dân, nhiều hộ nông dân lúc đầu còn e dè vì đã quen trồng cây ngắn ngày “ăn ngay”, sau khi được tuyên truyền, được biết về các chính sách hỗ trợ của địa phương, các hộ này đã tích cực tham gia và vận động nhiều người khác cùng tham gia.
Đến hết tháng 6, Bình Liêu đã trồng được 100,55 ha, đạt 50,3% chỉ tiêu cả năm (chỉ tiêu giao là 200 ha), tập trung ở các xã Vô Ngại, Húc Động, Đồng Tâm. Công ty Lâm nghiệp Bình Liêu là đơn vị đi đầu trong việc trồng cây gỗ lớn; đến nay đã hoàn thành 71/77 ha rừng gỗ lớn được giao, là nơi cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Lãnh đạo xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu thăm cơ sở ươm giống cây Lim, Lát, Giổi trên địa bàn (Ảnh: Nguyễn Quân).
Tại thành phố Uông Bí, tính đến hết tháng 6/2022, địa phương này đã trồng được trên 41 ha rừng Lim, Giổi, Lát, đạt 83 % kế hoạch được giao cả năm. Đây là địa phương đi đầu toàn tỉnh Quảng Ninh về thực hiện trồng rừng gỗ lớn.
Cách làm nổi bật của Uông Bí là chú trọng cong tác tuyên truyên, tập trung phát triển trồng cây gỗ lớn trên đất của các đơn vị tập thể như: Bộ đội, Biên phòng, Trường lâm nghiệp, đất công, đất trống kết hợp với huy động nguồn vốn xã hội hóa để hỗ trợ người dân tham gia. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Uông Bí đã vận động được các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ 11 nghìn cây giống và trên 127 triệu đồng.
Khó khăn cần được tháo gỡ
Qua thực tế triển khai chương trình trồng rừng gỗ lớn ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh có thể thấy một số khó khăn tồn tại cần được tháo gỡ.
Phóng viên cùng đoàn công tác của huyện Bình Liêu đi khảo sát, tham quan mô hình trồng cây gỗ lớn tại xã Vô Ngại.
Thứ nhất, do cây gỗ lớn có chu kỳ khai thác rất dài (từ 30 đến 70 năm); chi phí đầu tư rất lớn (từ việc mua cây giống, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng nhiều năm). Trong khi đó, chủ rừng thường là người nông dân, đồng bào dân tộc, kinh tế còn nhiều khó khăn không có khả năng đầu tư dài hạn.
Thứ hai, chính sách hỗ trợ của tỉnh Quảng Ninh còn hạn hẹp, chỉ hỗ trợ 15 triệu đồng/ha (mua cây giống) cho các đối tượng là các hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng tại thành phố Hạ Long và huyện Ba Chẽ. Còn lại các doanh nghiệp, tổ chức thuộc 2 địa phương nảy, cũng như người dân ở các địa phương khác trong tỉnh chưa được hưởng chính sách đó, phải chi 100% vốn đầu tư.
Thứ ba, những năm đầu thực hiện, các địa phương thường triển khai ở những địa bàn dễ triển khai, khu rừng thuộc đơn vị, cơ quan nhà nước dễ vận động; đồng thời cũng huy động được nhiều nguồn tài trợ từ các tập thể cá nhân. Tuy nhiên, những “Đặc cách” đó ngày càng giảm, việc thực hiện ngày càng khó khăn.
Khu rừng sản xuất của Công ty Lâm nghiệp Bình Liêu chuẩn bị được triển khai trồng cây gỗ lớn (Ảnh: Nguyễn Quân).
Ngoài ra, cũng cần phải có những nghiên cứu về thổ nhưỡng, khí hậu cụ thể để có quy hoạch chi tiết và thử nghiệm trồng cây gì cho phù hợp với từng vùng miền. Nghiên cứu, thử nghiệm việc trồng xen canh cây ngắn ngày với cây gỗ lớn để giảm chi phí, thực hiện chiến lược “Lấy ngắn nuôi dài".
Trồng rừng gỗ lớn là chủ chương lớn và đúng đắn, nó đem lại lợi ích lâu dài, bền vững cho toàn xã hội. Tuy vậy vốn đầu tư rất lớn, lâu dài, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và địa phương. Bên cạnh đó, cũng cần phải tính đến cơ chế chính sách cho khai thác, thu hoạch rừng sau này, dựa trên nguyên tắc, có đầu tư là có hưởng lợi; giá trị đầu tư tỷ lệ thuận với lợi nhuận sau này.
Có như vậy mới phát triển và khuyến khích được mọi tầng lớp nhân dân tham gia trồng rừng gỗ lớn, thực hiện tốt chủ trương của tỉnh Quảng Ninh, trước mắt là hoàn thành trồng 2.000 ha rừng cây gỗ lớn là: Lim, Lát, Giổi trong năm 2022.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Từ ngày 1/5, du khách quốc tế, bao gồm cả công dân Việt Nam, bắt buộc phải khai báo nhập cảnh trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến Thái Lan.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Barcelona tiếp tục thể hiện phong độ thi đấu ấn tượng khi hạ đẹp Atletico Madrid tỷ số 1-0 trong trận bán kết lượt về Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha 2024/25. Thắng lợi này giúp họ giành quyền vào chung kết với tổng tỷ số 5-4 sau hai lượt trận.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong các cấp chính quyền, trong nhân dân; đồng thời không để ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, các nhiệm vụ, công việc khác.
(CLO) Nếu như vụ thu hoạch khoai năm 2024, nông dân huyện Phú Thiện (Gia Lai) phải chịu cảnh “mất mùa, mất giá” thì năm 2025 bà con rất phấn khởi vì vụ mùa năm nay thắng lớn. Không những được mùa, giá khoai năm nay liên tục tăng giúp người dân có lãi cao.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Ngày 2/4, tại Hội sở chính, Quân chủng Hải quan đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phát động chương trình “HiGreen Trường Sa” với mục tiêu trong một triệu cây xanh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam
(CLO) Khởi công xây dựng từ năm 2014 với kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng nhưng sau thời gian dài không được sử dụng, bỏ hoang lãng phí; nhiều hạng mục tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã có dấu hiệu xuống cấp.
(CLO) Công an thành phố Hà Nội cùng Cục Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoan qua xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
(CLO) Ngày 2/4, cơ quan chức năng đang phong toả nghiêm ngặt hiện trường vụ cháy khiến 3 người tử vong trên đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP HCM. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được cũng trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, đồng thời thăm hỏi gia đình người bị nạn.
(CLO) UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, làm rõ nội dung mỏ đá ở huyện Kon Plông đã hết hạn nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.
(CLO) Mực nước sông Hồng và sông Đà đang xuống thấp, tại cầu Văn Lang và Trung Hà (nối Phú Thọ với Hà Nội) đã lộ rõ móng trụ cầu trên những bãi cát ở giữa dòng sông.