Quảng Trị đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng
(CLO) Quảng Trị đang đẩy mạnh phát triển các mô hình sản phẩm du lịch cộng đồng, trong đó tập trung trên địa bàn trọng điểm, đông khách du lịch, khu vực phía Tây của tỉnh.
Theo dõi báo trên:
Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Báo cáo số 1195/BC-UBTVQH15 ngày 18/02/2025 giải trình, tiếp thu ý kiến của các ĐBQH về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Về tham vấn chính sách: Một số ý kiến đề nghị rà soát quy định về hoạt động tham vấn chính sách bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan của Quốc hội; quy định rõ cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm chủ trì tổ chức tham vấn; nghiên cứu xác định rõ đối tượng tham vấn để bảo đảm tính khả thi.
Toàn cảnh Phiên họp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, tham vấn chính sách là quy định mới được bổ sung vào quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm bảo đảm chính sách của dự án được xây dựng có chất lượng, giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra, hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành, sớm đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống.
Tuy nhiên, do đây là vấn đề mới, việc tổ chức thực hiện cần được quy định hợp lý để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan và không làm ảnh hưởng đến tính khách quan, độc lập của cơ quan thẩm tra. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm tổ chức tham vấn chính sách; chủ thể được tham vấn là Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội và Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm mời các chủ thể, như đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, đại diện tổ chức xã hội nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học… tham dự hội nghị tham vấn theo yêu cầu của cơ quan được tham vấn (điểm b khoản 1 Điều 30).
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
Về xây dựng, ban hành VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Một số ý kiến đề nghị việc xây dựng dự án luật trong mọi trường hợp đều phải thực hiện quy trình xây dựng và đánh giá tác động chính sách...; đối với dự án không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách thì trong quá trình soạn thảo vẫn phải đánh giá tác động chính sách; đồng thời, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý nếu bổ sung chính sách mới thì phải đánh giá bổ sung tác động chính sách; đề nghị hồ sơ dự án phải có Báo cáo đánh giá tác động chính sách.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, chính sách có vai trò rất quan trọng, quyết định nội dung của dự thảo VBQPPL; do đó, đối với các trường hợp không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách nhưng để soạn thảo VBQPPL thì cơ quan soạn thảo vẫn phải xác định các chính sách lớn của văn bản để quy phạm hóa, chuyển hóa thành ngôn ngữ pháp lý. Chính sách đó cần phải được đánh giá tác động để làm căn cứ xác định tính hợp lý, hiệu quả, khả thi.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Tuy nhiên, nếu quy định “cứng” trường hợp dự án không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách mà vẫn phải có “Báo cáo đánh giá tác động chính sách” thì cũng không thực sự hợp lý, vì việc xây dựng Báo cáo này đòi hỏi tuân theo quy trình chặt chẽ, thiết kế nhiều phương án chính sách, đánh giá ưu điểm, hạn chế của từng phương án để lựa chọn sẽ làm chậm tiến độ xây dựng, ban hành văn bản. Do đó, để vừa phúc đáp được yêu cầu rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản, đồng thời vẫn bảo đảm làm rõ tác động chính sách để có cơ sở xem xét, quyết định về dự án, tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng đối với dự án không thuộc trường hợp phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách thì cơ quan trình vẫn phải đánh giá và nêu rõ tác động của chính sách trong bản thuyết minh dự kiến quy phạm hóa chính sách (khoản 2 Điều 27) và đây là tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ dự án gửi phản biện xã hội, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội (các điều 33, 34, 37, 39); đồng thời, bổ sung quy định trước khi biểu quyết thông qua, nếu bổ sung chính sách mới thì cơ quan trình có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách đó (khoản 3 Điều 29).
Có ý kiến đề nghị trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của Quốc hội cần bổ sung các quy định nhằm phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của ĐBQH.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy ý kiến của ĐBQH là xác đáng, nhất là trong điều kiện đổi mới mạnh mẽ quy trình lập pháp của Quốc hội theo hướng chủ yếu thông qua luật, nghị quyết tại một kỳ họp. Do đó, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bổ sung tối đa trong dự thảo Luật các quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện để ĐBQH, các Đoàn ĐBQH tham gia từ sớm vào quy trình xây dựng, ban hành luật thông qua việc tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, tổ chức soạn thảo văn bản; tổ chức Hội nghị ĐBQH chuyên trách để thảo luận, cho ý kiến về dự án luật, nghị quyết trước khi các cơ quan chính thức trình dự án…, như quy định tại khoản 1 Điều 30, khoản 3 Điều 33, khoản 1 Điều 37, khoản 1 Điều 38 của dự thảo Luật.
Có ý kiến đề nghị quy định dự án luật cần được xem xét, thông qua tại 02 kỳ họp như quy định của Luật hiện hành, không nên bó hẹp việc xem xét, thông qua tại một kỳ họp mà giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định căn cứ vào tính chất của từng dự án; bổ sung tiêu chí áp dụng đối với dự án thông qua theo quy trình một kỳ họp hay nhiều kỳ họp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, quy trình lập pháp theo dự thảo Luật đã được thay đổi theo hướng cơ quan trình chủ động xây dựng, trình dự án ở bất kỳ thời điểm nào trong năm; trường hợp sau khi xem xét, cho ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng dự án luật đã được chuẩn bị kỹ, có chất lượng tốt, có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp Quốc hội thì sẽ sắp xếp đưa vào Chương trình kỳ họp; trường hợp dự án còn nhiều vấn đề, chưa đạt yêu cầu để trình Quốc hội thông qua thì chưa đưa vào Chương trình kỳ họp để các cơ quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện.
Các ĐBQH biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Đối với dự thảo luật, nghị quyết dự kiến được thông qua tại một kỳ họp nhưng chưa được thông qua thì theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại. Dự thảo Luật đã thiết kế cụ thể trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết tại các điều 39, 40, 41 theo quy trình tại một kỳ họp và kỳ họp tiếp theo, bảo đảm chặt chẽ. Việc đổi mới theo hướng này nhằm bảo đảm chất lượng của việc soạn thảo các dự án trình Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động lập pháp, đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Về trách nhiệm xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền của Đảng trong xây dựng, ban hành VBQPPL (Điều 67): Một số ý kiến đề nghị quy định giao cơ quan trình có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền của Đảng về các vấn đề lớn, quan trọng, còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết để phù hợp với định hướng đổi mới là cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án do mình trình. Các ý kiến khác đề nghị không quy định cụ thể trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng trong Luật mà thực hiện theo Quy định số 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Tuy nhiên, đây là nội dung thuộc trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng nên thực hiện theo quy định của Đảng thì sẽ phù hợp hơn. Do đó, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý nội dung này trong dự thảo Luật theo hướng chỉ quy định chung trách nhiệm xin ý kiến và dẫn chiếu đến văn bản của Đảng (Điều 67).
(CLO) Quảng Trị đang đẩy mạnh phát triển các mô hình sản phẩm du lịch cộng đồng, trong đó tập trung trên địa bàn trọng điểm, đông khách du lịch, khu vực phía Tây của tỉnh.
(CLO) Điện Kremlin tuyên bố bất kỳ kế hoạch nào của Vương quốc Anh về việc triển khai quân đội tới Ukraine như một phần của phái bộ gìn giữ hòa bình sẽ là điều không thể chấp nhận được đối với Nga.
(CLO) Mercedes-Benz đã cảnh báo rằng lợi nhuận của hãng sẽ giảm "đáng kể" trong năm nay và đã triển khai một chương trình cắt giảm chi phí mới, khi nhà sản xuất ô tô Đức này chuẩn bị cho một đòn giáng mạnh hơn nữa nếu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế nhập khẩu.
(CLO) Trong tháng 1, lượng dầu thô nhập khẩu của Ấn Độ từ Iraq đã tăng vọt lên 1,1 triệu thùng mỗi ngày (bpd), đồng thời lượng dầu thô từ Nga cũng tăng đáng kể, Shafaq News đưa tin.
(CLO) Ban Quản lý đường sắt đô thị (MRB) Hà Nội vừa có thông tin về hiện tượng phụ gia đào hầm phun lên mặt đất tại phường Kim Mã trong quá trình thi công ga ngầm dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
(CLO) Chiều 20/2, Chủ tịch nước Lương Cường đã làm việc với Bộ Quốc phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo.
(CLO) Ngày 20/2, thông tin từ Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Triệu (SN 1990, Giám đốc Công ty TNHH MTV NTTC) để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Mộc Châu thu 1.200 tỷ đồng nhờ ‘cơn sốt’ mùa hoa mận. Hà Giang ‘thăng hoa’ cùng tam giác mạch. Măng Đen hút khách nhờ hoa mai anh đào… Những mùa hoa đang biến nhiều địa phương thành điểm đến hấp dẫn, góp phần tạo sức bật cho ngành du lịch Việt Nam ‘cất cánh’ trong năm 2025.
(CLO) Cơ quan chức năng TP Đà Nẵng vừa xử phạt một cô gái 7,5 triệu đồng do đăng tải thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 21/2, Bắc Bộ có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù, trưa chiều trời nắng. Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ rải rác, Nam Trung Bộ có nơi mưa vừa, mưa to. Nam Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối có mưa rào và dông.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Tài chính nghiên cứu kiến nghị của Bộ Xây dựng về việc giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/2/2025.
(CLO) Chiều 20/2, tại kỳ họp thứ 21, HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT năm học 2025-2026.
(CLO) EU áp đặt gói trừng phạt thứ 16, cấm nhập khẩu nhôm Nga và đưa 73 tàu hạm đội chở dầu của Nga vào danh sách đen.
(CLO) Nhiều chuyên gia cho rằng, để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường là nhiệm vụ khó khăn, không thể thực hiện nhanh chóng, nhưng để đạt được mục tiêu như kỳ vọng phải đặt ra kế hoạch rõ ràng và có lộ trình cụ thể.
(CLO) Chiều 20/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về tổ chức bộ máy và cán bộ.
(CLO) Va chạm với tài xế nước ngoài có thể kéo dài nhiều năm kiện tụng, như một vụ tại Úc mất đến 5 năm tranh chấp.
(CLO) Chiều 20/2, Chủ tịch nước Lương Cường đã làm việc với Bộ Quốc phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Tài chính nghiên cứu kiến nghị của Bộ Xây dựng về việc giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/2/2025.
(CLO) Chiều 20/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về tổ chức bộ máy và cán bộ.
(CLO) Ngày 20/2, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã hội kiến với đồng chí Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
(CLO) Ngày 20/2, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định thành lập các đoàn kiểm tra năm 2025 đối với Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng đoàn Kiểm tra số 1908 (đoàn kiểm tra với Đảng ủy Quốc hội); Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng đoàn Kiểm tra số 1910 (đoàn kiểm tra với Đảng ủy Chính phủ), đồng chủ trì hội nghị.
(CLO) Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 7 dự án luật sẽ trình Quốc hội, gồm: Luật Tình trạng khẩn cấp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Dẫn độ; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
(CLO) Thanh tra tỉnh Quảng Trị vừa ban hành Kết luận thanh tra số 1509/KL-TTr về việc chấp hành pháp luật về quản lý tài chính ngân sách và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản của UBND huyện Hướng Hóa năm 2022, 2023.
(CLO) Ngày 20/2, UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh và công bố các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ.
(CLO) Ngày 20/2, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.
(CLO) Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có 12 công chức, người lao động có nguyện vọng nghỉ hưởng hưu trước tuổi, trong đó có ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc và ông Đặng Công Lâm, Phó giám đốc.