Quốc hội “chốt” quy định người tham gia bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025 sẽ không được rút bảo hiểm xã hội một lần

Thứ bảy, 29/06/2024 09:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 29/6, Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với 454/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 93,42% tổng số đại biểu Quốc hội).

Trước đó, với 456/470 đại biểu có mặt tán thành (tương đương 93,83% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội cũng biểu quyết thông qua một điều về bảo hiểm xã hội một lần.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đối tượng quy định đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động không hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng.

Người lao động ra nước ngoài để định cư; Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS; Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng cũng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

quoc hoi chot quy dinh nguoi tham gia bao hiem xa hoi tu 1 7 2025 se khong duoc rut bao hiem xa hoi mot lan hinh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo.

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng quy định, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm.

Trước khi dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật.

Đối với điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo lấy Phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về nội dung này.

Kết quả cho thấy, có 355/487 đại biểu cho ý kiến. Trong đó, có 310/355 đại biểu Quốc hội, chiếm tỷ lệ 87,32% số đại biểu cho ý kiến lựa chọn phương án 1.

Bên cạnh đó, có 38 đại biểu Quốc hội, chiếm tỷ lệ 10,70% số đại biểu cho ý kiến lựa chọn phương án 2.

quoc hoi chot quy dinh nguoi tham gia bao hiem xa hoi tu 1 7 2025 se khong duoc rut bao hiem xa hoi mot lan hinh 2

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Ngoài ra, có 7 đại biểu Quốc hội không lựa chọn 1 trong 2 phương án mà đề xuất phương án khác.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý dự thảo Luật theo phương án 1 là phương án được đa số đại biểu Quốc hội lựa chọn và đây cũng là phương án Chính phủ ưu tiên lựa chọn khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Phương án 1 quy định, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm, có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, phương án được đa số đại biểu lựa chọn cũng là phương án có nhiều ưu điểm hơn. Cụ thể, đã bảo đảm tính kế thừa quy định hiện hành, không làm ảnh hưởng nhiều đến gần 18 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội nên sẽ hạn chế gây xáo trộn trong xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, phương án này thể chế hóa đúng tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW và hạn chế được tình trạng một người tham gia bảo hiểm xã hội có nhiều lần hưởng bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua.

quoc hoi chot quy dinh nguoi tham gia bao hiem xa hoi tu 1 7 2025 se khong duoc rut bao hiem xa hoi mot lan hinh 3

Sáng 29/6, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật.

Quy định như dự thảo cũng hướng tới tiếp cận theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về bảo hiểm xã hội và góp phần thích ứng với tốc độ già hóa dân số rất nhanh hiện nay ở nước ta.

“Về lâu dài, người tham gia mới sẽ chỉ còn hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong một số trường hợp đặc biệt nên sẽ góp phần gia tăng số người ở lại hệ thống để được thụ hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội từ chính quá trình tích lũy khi tham gia bảo hiểm xã hội của mình”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho hay.

Tuy có quy định về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không mong muốn người lao động yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động cần tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để bảo đảm an sinh xã hội lâu dài.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết sức lưu ý Chính phủ trong thời gian tới cần phải có giải pháp căn cơ, lâu dài để hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội gặp khó khăn trước mắt trong cuộc sống như có chính sách tín dụng phù hợp.

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm để duy trì ổn định việc làm, thu nhập, tư vấn, kết nối, hướng nghiệp, đào tạo, chuyển nghề để người lao động có việc làm bền vững.

Yêu cầu Chính phủ đẩy mạnh các giải pháp về truyền thông để người lao động hiểu được lợi ích của việc hưởng lương hưu hằng tháng và những bất lợi khi lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Nghiên cứu điều chỉnh kịp thời giá bán lẻ điện

Nghiên cứu điều chỉnh kịp thời giá bán lẻ điện

(CLO) Ngày 1/7, tại Hậu Giang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu 2 Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu 2 Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Trần Nam Hưng và ông Phan Thái Bình.

Tin tức
Ưu tiên đầu tư, đẩy nhanh các dự án động lực, trọng điểm để thúc đẩy phát triển KTXH của vùng ĐBSCL

Ưu tiên đầu tư, đẩy nhanh các dự án động lực, trọng điểm để thúc đẩy phát triển KTXH của vùng ĐBSCL

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh cần ưu tiên đầu tư, đẩy nhanh các dự án động lực, trọng điểm, có tính lan tỏa lớn, có tính liên kết vùng, liên tỉnh để thúc đẩy phát triển KTXH của vùng đồng bằng sông Cửu Long như dự án xây dựng cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, dự án đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1, cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự án đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề, Hòn Khoai…

Tin tức
Lãnh đạo cấp cao của các Tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo cấp cao của các Tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính

(CLO) Trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, chiều 1/7 tại Thủ đô Seoul, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo của các Tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc là: Chủ tịch điều hành Tập đoàn Hyundai Motor Group; Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Doosan Enerbility; Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KBIZ) và Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc.

Tin tức
Du lịch Việt Nam và Hàn Quốc phấn đấu sớm đạt 5,5 triệu lượt du khách

Du lịch Việt Nam và Hàn Quốc phấn đấu sớm đạt 5,5 triệu lượt du khách

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong rằng, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ cùng nhau đưa ra những chương trình hợp tác, dự án cụ thể, thiết thực, đưa du lịch Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới, phấn đấu sớm đạt 5,5 triệu lượt du khách, tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Tin tức