(NB&CL) Đại biểu Quốc hội Lý Thị Lan nhìn nhận, công tác làm luật tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có nhiều điểm sáng, nhiều dự án luật rất lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống người dân. Các Đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, nghiên cứu để đóng góp ý kiến ở mức độ cao nhất, giúp cho luật sớm đi vào thực tiễn.
Ngày 29/6, sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành nhiều nội dung quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Trong đó, có nhiều chính sách tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống người dân. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Quốc hội thông qua một luật sửa đổi, bổ sung về thời điểm có hiệu lực đối với các Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở.
Điều đó thể hiện đây là kỳ họp có nhiều điểm sáng trong các hoạt động của Quốc hội và là kỳ họp bản lề giúp các Đại biểu Quốc hội có cơ sở tiếp tục giám sát những lời hứa, việc làm của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan; còn Chính phủ có dịp nhìn lại những hoạt động đã triển khai để có giải pháp và lộ trình thực hiện một cách tốt hơn trong thời gian tới. Trao đổi với phóng viên, Đại biểu Quốc hội Lý Thị Lan - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Hà Giang, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã có những nhìn nhận để làm rõ hơn về vấn đề này.
Phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
+ Thưa Đại biểu Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay; các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, được cử tri và Nhân dân cả nước rất quan tâm, theo dõi. Quan điểm của Đại biểu nhìn nhận như thế nào về những nỗ lực, sự đồng hành của Quốc hội và Chính phủ thông qua góc độ tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, chính sách pháp luật?
- Tôi cho rằng, công tác lập pháp tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua là dấu ấn của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Bởi vì, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật và xem xét, thông qua 21 nghị quyết, trong đó có 3 nghị quyết quy phạm pháp luật… khối lượng nội dung về công tác lập pháp rất lớn.
Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá rất cao các cơ quan của Chính phủ soạn thảo các dự án luật đã chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ đầy đủ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật; khắc phục được vấn đề gửi muộn hồ sơ dự thảo đến các Đoàn Đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội để nghiên cứu.
Đồng hành với đó, các cơ quan của Quốc hội cũng tiến hành thẩm tra dự án luật một cách tích cực, trách nhiệm, bắt tay ngay vào công việc không quản ngày đêm, liên tiếp tổ chức các cuộc họp của các Ủy ban của Quốc hội để tiến hành thẩm tra kỹ lưỡng những dự thảo luật trước khi trình ra Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng “xắn tay” vào, có sự điều chỉnh liên tục các cuộc họp để kịp thời giải quyết nội dung cấp bách, hoàn chỉnh những dự án luật.
Còn Đại biểu Quốc hội thì với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết cũng đã dành rất nhiều thời gian, trí tuệ để nghiên cứu từng dự án luật, góp ý, phát biểu thẳng thắn thông qua thảo luận tại Tổ cũng như thảo luận tại Hội trường, nhằm nâng cao chất lượng dự án luật trước khi Quốc hội bấm nút thông qua.
Một vấn đề đặc biệt nữa mà chúng tôi rất ghi nhận trong Kỳ họp thứ 7 là việc tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Tổ và tại Hội trường đã được tổ thư ký tổng hợp rất nhanh, kịp thời. Ngay sau mỗi buổi thảo luận, các Đại biểu Quốc hội đều có thể xem lại ý kiến của mình. Trong khi đó, các cơ quan soạn thảo cũng nhanh chóng tổng hợp ý kiến đóng góp để có báo cáo tiếp thu, giải trình, gửi lại cơ quan thẩm tra và Đại biểu Quốc hội để Đại biểu Quốc hội tiếp tục có “kênh” phản ánh, xem những vấn đề nào còn băn khoăn và cho ý kiến tiếp.
Một nội dung nữa, công tác làm luật lần này có nhiều dự án luật rất lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống người dân. Các Đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, nghiên cứu để đóng góp ý kiến ở mức độ cao nhất, giúp cho luật sớm đi vào thực tiễn. Cũng phải nói rằng, các cơ quan báo chí, truyền thông đã góp phần quan trọng đối với vấn đề xây dựng luật của Quốc hội, vì đã phản ánh rất kịp thời diễn biến tại nghị trường, để cử tri theo dõi sát và có phản hồi ngược lại, giúp cơ quan thẩm tra, Đại biểu Quốc hội nắm bắt thêm “kênh” thông tin từ cử tri, sau đó tiếp tục tham gia góp ý vào dự án luật…
Đại biểu Quốc hội Lý Thị Lan. Ảnh: Nguyễn Hường.
Tất cả những điều đó đã góp phần giúp cho các phiên thảo luận tại nghị trường rất sôi nổi, đi đến thống nhất và bấm nút quyết định với tỷ lệ rất cao.
+ Cũng tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng. Đây là lần đầu tiên Quốc hội thông qua một luật sửa đổi về thời điểm có hiệu lực sớm hơn đối với các luật khác. Bà đánh giá như thế nào sự “đột phá” này?
- Đúng là trường hợp rất đặc biệt, vì từ trước đến nay, chúng ta chỉ xem xét việc kéo dài, lùi thời hạn thực hiện các quy định của pháp luật. Đây là lần đầu tiên Quốc hội xem xét việc đẩy sớm thời gian thực hiện, mà lại là các luật có ý nghĩa hết sức quan trọng, có rất nhiều điểm mới và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là việc phát triển kinh tế, xã hội.
Chúng tôi rất ủng hộ Chính phủ khi trình ra Quốc hội xem xét, quyết định nội dung này. Qua đó, cũng để thấy rằng, Quốc hội rất đồng hành cùng Chính phủ tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn.
+ Đại biểu có lưu ý gì thêm sau khi Luật này được thông qua, thưa bà?
- Chính phủ và các Bộ, ngành đã tổ chức thường xuyên các hội nghị trực tiếp và trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố để các địa phương tham gia trực tiếp ý kiến vào các dự thảo thông tư, nghị định để đảm bảo khi trình Quốc hội thông qua Luật, các địa phương đã chủ động triển khai các nội dung công việc thuộc thẩm quyền của tỉnh, giúp địa phương có thể thực hiện được các nhiệm vụ và tháo gỡ khó khăn về nội dung dự thảo Luật đưa ra như trong hồ sơ.
Đối với các địa phương, trong phụ lục theo hồ sơ trình Quốc hội cũng đã nêu ra được các điểm mới, điểm có lợi khi thông qua thời hạn thực hiện 3 dự án Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Các địa phương đã chủ động quyết liệt, tuy nhiên, hiện nay song song với Chính phủ, các Bộ, ngành tham gia vào các nghị định thì các địa phương cũng cần phải gấp rút chuẩn bị ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của địa phương.
Để đảm bảo khả năng tổ chức thực hiện trên thực tiễn ở mỗi địa phương khi đẩy sớm hiệu lực thi hành của 3 luật trên, việc tập huấn và đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi các luật này là hết sức quan trọng. Cùng với đó là tổ chức tuyên truyền sâu rộng từ Trung ương tới địa phương để tạo sự ủng hộ, đồng thuận của người dân và doanh nghiệp khi triển khai thực hiện.
Sau khi Quốc hội thông qua luật này, Chính phủ cần tập trung có những giải pháp hết sức hữu hiệu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cũng như hướng dẫn để các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Từ ngày 1/5, du khách quốc tế, bao gồm cả công dân Việt Nam, bắt buộc phải khai báo nhập cảnh trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến Thái Lan.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Barcelona tiếp tục thể hiện phong độ thi đấu ấn tượng khi hạ đẹp Atletico Madrid tỷ số 1-0 trong trận bán kết lượt về Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha 2024/25. Thắng lợi này giúp họ giành quyền vào chung kết với tổng tỷ số 5-4 sau hai lượt trận.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong các cấp chính quyền, trong nhân dân; đồng thời không để ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, các nhiệm vụ, công việc khác.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Nếu như vụ thu hoạch khoai năm 2024, nông dân huyện Phú Thiện (Gia Lai) phải chịu cảnh “mất mùa, mất giá” thì năm 2025 bà con rất phấn khởi vì vụ mùa năm nay thắng lớn. Không những được mùa, giá khoai năm nay liên tục tăng giúp người dân có lãi cao.
(CLO) Tối ngày 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.