(NB&CL) Sáng ngày 20/5, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc. Dự kiến tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có rất nhiều vấn đề quan trọng đang được đông đảo người dân hết sức quan tâm. Số lượng đông đảo những ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp cho thấy cử tri, người dân ngày càng đặt để kỳ vọng lớn tới Quốc hội.
1. Tại kỳ họp sáng 15/5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Cụ thể, về công tác lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết, trong đó có Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Thủ đô (sửa đổi)...
Đồng thời, Quốc hội cho ý kiến 11 dự án luật, gồm: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng không nhân dân...
Bên cạnh đó, Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 26 ngày; khai mạc vào ngày 20/5/2024 và dự kiến bế mạc vào chiều ngày 27/6/2024 (trong đó Quốc hội làm việc thứ Bảy ngày 25/5 và thứ Bảy ngày 8/6).
Trước đó, phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã lưu ý khối lượng nội dung trình tại Kỳ họp thứ 7 rất lớn đồng thời đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội nghiên cứu tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng dự kiến chương trình Kỳ họp khoa học, chặt chẽ, hợp lý, tính khả thi cao.
2. Ngày 14/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã có cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7. Tại cuộc tiếp xúc, cử tri đã kiến nghị, đề nghị với Đoàn ĐBQH về nhiều nội dung như: kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, hạ lãi suất, kéo dài thời hạn cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua và doanh nghiệp được tiếp cận gói tín dụng (120.000 tỷ đồng) về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư; kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể (về lựa chọn nhà thầu; mẫu hồ sơ lựa chọn; nguyên tắc, tiêu chí, tổng hợp nhu cầu để lập danh mục thuốc mua sắm tập trung, phân nhóm thiết bị y tế...) theo quy định của Chính phủ, để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân; kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp; kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí cho địa phương để sớm thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các hộ gia đình người có công, thân nhân liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn (nhà ở có nguy cơ sụp đổ, không an toàn); đồng thời xem xét nâng mức hỗ trợ xây mới và hỗ trợ sửa chữa, cải tạo nhà ở cao hơn mức quy định hiện nay để phù hợp với tình hình thực tế…
Trước đó, trong 2 ngày 13 và 14/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã có cuộc tiếp xúc cử tri tại tỉnh Bình Định, trước thềm Kỳ họp thứ 7. Tại cuộc tiếp xúc, nhiều vấn đề được cử tri gửi gắm đến các đại biểu Quốc hội trước thềm kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, như: chi trả chi phí điều trị nội trú còn chưa phù hợp; vấn đề lừa đảo qua mạng; chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng chưa phù hợp thực tiễn; nâng mức khoán bảo vệ rừng; trách nhiệm của nhà mạng trong quản lý sim rác; kéo dài thời gian phục vụ một số cấp trong quân đội…
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định sáng 14/5/2024. Ảnh: Trần Thắng
Ngoài ra, cử tri tỉnh Bình Định cho rằng: Thị trường vàng đang có những biến động rất lớn, Chính phủ cần làm rõ vai trò quản lý để giá vàng không “nhảy múa”; nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân… Bên cạnh đó, theo cử tri tỉnh Bình Định, hiện nay việc giải ngân đối với gói tín dụng (120.000 tỷ đồng) về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư còn gặp nhiều khó khăn, vì thời hạn vay ưu đãi ngắn (đối với người mua nhà 5 năm, chủ đầu tư dự án 3 năm), lãi suất còn cao (chỉ thấp hơn từ 1,5 - 2%/năm so với lãi suất vay thông thường). Cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu, hạ lãi suất, kéo dài thời hạn cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua và doanh nghiệp được tiếp cận…
Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều những cuộc tiếp xúc cử tri được các đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương tổ chức trước thềm kỳ họp thứ 7; chỉ là một số trong rất nhiều kỳ vọng cử tri gửi gắm tới nghị trường lần này.
Những cuộc tiếp xúc cử tri, những báo cáo ghi nhận phản ánh kiến nghị của cử tri là thực sự cần thiết để Quốc hội ta ngày càng gần dân, sát thực tiễn như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nêu rõ: “Tại sao trước mỗi kỳ họp chúng ta phải tiếp xúc cử tri tiếp đó, sau kỳ họp phải báo cáo kết quả xin ý kiến cử tri mục đích là để cử tri đóng góp tới Quốc hội, Quốc hội xem xét luật pháp đã phản ánh đúng nguyện vọng của cử tri chưa và triển khai thực hiện có đúng đường lối của Đảng Nhà nước hay không. Tôi cho rằng cử tri và nhân dân có vai trò quan trọng trong hoạt động giám sát, kiểm tra, đây là điều cơ bản và tất cả được quy định bởi pháp luật. Ý kiến của Nhân dân là quan trọng lắm vì dân là người trực tiếp thụ hưởng và hiểu tất cả”.
3. “Ý kiến của Nhân dân là quan trọng”. Vì thế, trách nhiệm lớn nhất của mỗi kỳ họp Quốc hội, và kỳ họp thứ 7 sắp tới cũng không là ngoại lệ là nỗ lực hết sức để cùng biến những mong muốn, kỳ vọng chính đáng của cử tri, của nhân dân trở thành hiện thực.
Cử tri TP. Cần Thơ nêu câu hỏi tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 12/5 của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ, trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trở lại những nội dung căn cốt tại kỳ họp thứ 7 lần này. Đó đều là những vấn đề sát với thực tiễn đời sống dân sinh rất được người dân quan tâm và đang có nhiều ý kiến khác nhau. Đơn cử như việc xem xét thông qua dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trong bối cảnh có ý kiến đề nghị cân nhắc thời điểm thông qua dự thảo Luật này do chính sách bảo hiểm xã hội là chính sách đi sau cải cách tiền lương (cải cách tiền lương sẽ được thực hiện từ ngày 1/7/2024).
Bên cạnh đó là nhiều vấn đề đang rất “nóng” trong dư luận như vấn đề về an toàn lao động; Tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước phục vụ cho sản xuất tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ; Tình hình giông lốc gây thiệt hại cho Nhân dân ở các tỉnh: Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình; Các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vẫn diễn ra; Vấn đề an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm tại một số tỉnh; Thông tin nhiễu loạn xấu độc chống phá trên không gian mạng, lừa đảo trên mạng xã hội kéo dài từ nhiều năm…
Làm thế nào để có được những quyết sách trúng, đúng, hợp lòng dân không hề là nhiệm vụ dễ dàng của Quốc hội nói chung, kỳ họp thứ 7 lần này nói riêng. Nhưng, như nhắc nhớ của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hồi tháng 10/2023: Trước các kỳ họp, đại biểu Quốc hội tiến hành tiếp xúc cử tri, báo cáo nội dung chương trình và tiếp thu ý kiến góp ý của cử tri để tổ chức kỳ họp thành công. Nội dung, kết quả kỳ họp phải thể chế hóa chủ trương của Đảng, từ đó thấm vào trong từng người dân, giúp cho “ý Đảng” luôn luôn quyện với “lòng dân”.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.